Note: Chào mừng bạn đến với Thư Viện Mở. Hãy Đăng ký thành viên hoặc Đăng nhập để có thể tham gia cùng Thư Viện Mở nhé !

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1SINH THÁI MÔI TRƯỜNG Empty SINH THÁI MÔI TRƯỜNG Mon Nov 28, 2011 1:31 am

Admin
Admin
  • Admin

BÀI BÁO

SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BỀ MẶT TẠI CÁNH ĐỒNG XUÂN THIỀU, PHƯỜNG HÒA HIỆP, QUẬN LIÊN CHIỂU, TP. ĐÀ NẴNG. (USING MACROINVERTEBRATES TO ASSESSMENT SURFACE WATER QUALITY IN XUAN THIEU FIELD, HOA HIEP VILLAGE, LIEN CHIEU DISTRICT, DA NANG CITY.): Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu thành phần động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn tại cánh đồng Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, nhằm đánh giá chất lượng nước mặt tại các khu vực nghiên cứu thông qua chỉ số BMWPVIET và chỉ số ASPT. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được 26 họ ĐVKXS cỡ lớn có trong bảng điểm BMWPVIET; chất lượng môi trường nước mặt tại đây đã bị ô nhiễm từ mức “nước bẩn vừa α” (α-Mesosaprobe) đến “nước rất bẩn” (Polysaprobe). DanhgiachatluongnuocXuanThieu.pdf
THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM (FISH POPULAT-ION IN PHU NINH PROTECT FOREST, QUANG NAM PROVICE): Trong 4 tháng thu thập mẫu, chúng tôi xác định 29 loài cá thuộc 26 giống, 13 họ, và 6 bộ ở rừng phòng hộ Phú Ninh. Bộ cá Chép (Cypriniformes) chiếm ưu thế với (14 loài, chiếm 48,28%); bộ cá Vược (Perciformes) xếp thứ hai (9 loài, chiếm 31,01%), trong đó có 15 loài có giá trị kinh tế. ThanhphanloaicaPhuNinh.pdf
THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở SÔNG HÀN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (FISH POPULATION IN HAN RIVER OF DA NANG CITY): Trong 6 tháng thu thập mẫu, chúng tôi xác định 85 loài cá thuộc 71 bộ, 48 họ, và 15 bộ ở Sông Hàn. Bộ cá Vược (Perciformes) chiếm ưu thế (37 loài, chiếm 43,53%), xếp thứ hai là bộ cá Chép (Cypriniformes) với (14 loài, chiếm 16,5%), có 15 loài có giá trị kinh tế. ThanhphanloaicaSongHan.pdf

NGHIÊN CỨU SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG CADMIUM (Cd) VÀ CHÌ (Pb) CỦA LOÀI HẾN (Corbicula sp.) VÙNG CỬA SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (STUDY CONCENTRATION OF HEAVY METALS CADMIUM (Cd) AND LEAD (Pb) IN CLAM Corbicula sp. FROM ESTUARINE, IN DA NANG CITY) Ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong hệ sinh thái là vấn đề đáng quan tâm, một vài KLN ở dạng vết có thể trở nên nguy hiểm thông qua con đường tích lũy sinh học. KLN trong môi trường nước có thể tích lũy trong các chuỗi thức ăn và phá hủy hệ sinh thái cũng như gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả về sự tích lũy KLN Pb và Cd của loài Hến (Corbicula sp.), được thu mẫu trong khoảng tháng 2 đến tháng 5 năm 2008, từ sông Hàn và sông Cu Đê ở TP. Đà Nẵng. Đánh giá KLN trung bình tích lũy ở loài Hến (Corbicula sp.) đối với Pb: 0,37 ± 0,23 – 0,51 ± 0,25 µg/g (trọng lượng tươi) và Cd: 1,67 ± 1,35 – 2,10 ± 1,10 µg/g. Có sự tương quan (r = 0,46 đến r = 0,56) giữa hàm lượng Cd, Pb với kích thước, khối lượng ở loài Hến (Corbicula sp.). Kết quả nghiên cứu là cơ sở bước đầu cho việc sử dụng loài Hến (Corbicula sp.) trong giám sát sinh học. accumulationmetalCorbicularsp.pdf
NGHIÊN CỨU TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG CHÌ (Pb) VÀ CADMIUM (Cd) Ở LOÀI SÒ LÔNG (Anadara subcrenata Lischke) VÀ NGAO DẦU (Meretrix meretrix Linnaeus) VÙNG CỬA SÔNG, TP. ĐÀ NẴNG (STUDY BIOACCUMULATION OF HEAVY METALS LEAD (Pb) AND CADMIUM (Cd) IN TWO BIVALVIA SPECIES (Anadara subcrenata Lischke AND Meretrix meretrix Linnaeus) FROM ESTUARINE IN DA NANG CITY) Tích lũy sinh học của kim loại nặng Pb và Cd của hai loài hai mảnh vỏ Sò lông (Anadara subcrenata Lischke) và loài Ngao dầu (Meretrix meretrix Linnaeus) là được nghiên cứu trong các mẫu được thu vào giữa tháng 01 đến tháng 05 năm 2008, từ vùng cửa sông của thành phố Đà Nẵng. Hàm lượng kim loại nặng trong mô được đo bằng phương pháp Quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS). Hàm lượng kim loại nặng trung bình được ước lượng với độ lệch chuẩn là 0,51±0,21 - 0,67±0,36 µg/g đối với Pb và 0,12±0,03 - 0,21±0,04 µg/g đối với Cd (trọng lượng tươi) ở loài Sò lông (Anadara subcrenata Lischke), nhưng đối với loài Ngao dầu (Meretrix meretrix Linnaeus) là 1,25±0,24 - 1,59±0,31 µg/g đối với Pb và 0,13±0,04 - 0,17±0,05 µg/g đối với Cd. Có sự tương quan (r = 0,79, p<0,0001 đến r = 0,83, p<0,0001) giữa hàm lượng Cd, Pb với kích thước, khối lượng ở loài Sò lông (Anadara subcrenata Lischke) và (r = 0.49, p<0,05 to r = 0,79, p<0,0001) Ngao dầu (Meretrix meretrix Linnaeus). bioindicatormetalmeretrix.pdf
TÍCH LŨY As, Pb Ở LOÀI HẾN (Corbicula sp.) VÀ HẦU SÔNG (Ostrea rivularis Gould) TẠI CỬA SÔNG CU ĐÊ, TP. ĐÀ NẴNG (ACCUMULATE As, Pb IN CLAM (Corbicula sp.) AND RIVER OYSTER (Ostrea rivularis Gould) IN CU DE ESTUARINE, DA NANG CITY) Các loài hai mảnh vỏ đã và đang được nghiên cứu, sử dụng chỉ thị ô nhiễm KLN trong môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả về sự tích lũy As, Pb ở hai loài Hến (Corbicula sp.) và Hầu sông (Ostrea rivularis G.), được thu mẫu tại cửa sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở bước đầu cho việc sử dụng hai loài loài Hến (Corbicula sp.) và Hầu sông (Ostrea rivularis G.) trong giám sát sinh học KLN. BAIBAOSVDUONGCONGVINH.pdf
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LOÀI NGAO DẦU (Meretrix meretrix L.) VÀ HẾN (Corbicula sp.) ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM THỦY NGÂN (Hg) TẠI KHU VỰC CỬA ĐẠI, TP. HỘI AN (RESEARCH USING HEAMOLYMPH CLAM (Meretrix meretrix L.) AND CLAM (Corbicula sp.) TO ASSESS THE LEVEL OF MERCURY POLLUTION AT CUA DAI ESTUARINE, HOI AN CITY) Quảng Nam với quá trình phát triển công nghiệp, khai thác khoáng sản đặc biệt là khai thác vàng thượng nguồn dẫn đến nguy cơ ô nhiễm Hg tại Cửa Đại – nhánh hạ lưu sông Thu Bồn. Đánh giá mức độ ô nhiễm Hg tại Cửa Đại là hết sức cần thiết và sử dụng động vật 2 mảnh vỏ là một phương pháp với nhiều ưu điểm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả về khả năng phản ánh mức độ ô nhiễm Hg tại khu vực nghiên cứu của 2 loài Ngao dầu và Hến; đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực Cửa Đại. Kết quả nghiên cứu là những thông tin khoa học hết sức có ý nghĩa trong việc phát triển hệ thống chỉ thị sinh học và công tác quan trắc môi trường ở nước ta. BAIBAOSVTRANDUYVINH.pdf
SỬ DỤNG CHỈ SỐ SINH HỌC BMWPVIET VÀ ASPT ĐỂ ĐÁNH GIÁ NHANH CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC NGỌT Ở KHU KINH TẾ DUNG QUẤT (USING THE BMWPVIET AND ASPT INDICES FOR RAPID ASSESSMENT OF WATERESHED QUALITY IN DUNG QUAT ECONOMIC ZONE) Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát thành phần động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn ở các thủy vực thuộc khu Kinh tế Dung Quất nhằm đáng giá chất lượng nước ở khu vực này thông qua chỉ số sinh học BMWPVIET và ASPT. Kết quả nghiên cứu đã thống kê được 21 họ ĐVKXS cỡ lớn, trong đó 16 họ nằm trong hệ thống BMWPVIET. Sử dụng ĐVKXS cỡ lớn cũng như chỉ số sinh học để đánh giá chất lượng nước cho thấy các khu vực này bị ô nhiễm từ mức “bẩn ít” đến “bẩn vừa α”. BAIBAOSVUNGVANTHACH.pdf

BÁO CÁO KHOA HỌC

Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu tích lũy kim loại nặng loài Corbicula sp. tại các cửa sông của TP. Đà Nẵng: khoaluanCorbiculasp.rar
Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu thành phần loài cá sông Hàn (TP. Đà Nẵng): khoaluancasongHan.rar
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu sự tích lũy một số kim loại nặng ở loài Hến (Corbicula sp.) và Hầu sông (Ostrea rivularis Gould) tại cửa sông Cu Đê TP. Đà Nẵng: KHOALUANDUONGCONGVINH2009.pdf
Khóa luận tốt nghiệp:Nghiên cứu sử dụng Ngao dầu (Meretrix meretrix L.) và Hến (Corbicula sp.) để đánh giá mức độ ô nhiễm Thủy ngân (Hg) ở khu vực cửa Đại, TP. Hội An: KHOALUANTRANDUYVINH2009.pdf

BÁO CÁO NƯỚC NGOÀI

Giun đất (Patrick J. Bohlen, Archbold Biological Station, Lake Placid, Florida, U.S.A.) Giun đất là một trong những sinh vật có ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi của vật chất hữu cơ, phát triển cấu trúc đất và chu trình dinh dưởng hiệu quả một cách đặc biệt trong hệ sinh thái. Aristotle gọi chúng là “cơ quan tiêu hóa của đất”. Nhà sinh vật học nổi tiếng thế kỉ XIX, Darwin nhiều năm quan sát ảnh hưởng của giun đất đến sự hình thành mùn và vận chuyển đất. Nhờ khoa học phát triển ngày nay đã biết đến những kiến thức cơ bản về sinh vật học và sinh thái học của giun đất: giundat.pdf

Giun đất – Đối tác gây sự ngạc nhiên trong việc tạo ra các loại đất phì nhiêu. Trong khi hầu hết các loài sinh vật sống ở đất là vi sinh (micro-scopic), phần lớn các nhà làm vườn đều nhận thức được sự hiện diện của các loài giun đất. Họ cũng nhận thấy rằng, sự gia tăng số lượng của loài giun đất là một dấu hiệu tốt cho đất canh tác. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không biết rằng những gì họ thường gọi là “giun” nhưng thực sự là bao gồm một số loài khác biệt. Hơn nữa, ở Bắc Mỹ và nhiều vùng khác trên thế giới, đa số các loài quen thuộc và phong phú, thậm chí không phải là loài ở địa phương nhưng được đưa vào từ miền Nam châu Âu và từ các họ giun đất khác. Câu chuyện về giun đất là câu chuyện hấp dẫn nhất. Bản phác thảo về vai trò của loài giun đất đã được các nhà khoa học trình bày, tuy nhiên, vai trò của nó thì vẫn không rõ ràng bởi nhiều sự phỏng đoán và các cuộc tranh cãi: giundatvadophi.pdf

Độc tính cấp tính. Cách tiếp cận cổ điển để đánh giá độ độc tính cấp thông qua sự tập trung của một thực thể mà nó chiếm 50% trong số dân cư sinh vật chết (LC50). Mặc dầu hầu hết những phương pháp gửi những kim loại và các thực thể khác trong những hệ thống hình thành ở nước khác nhau, ít phương pháp, với việc ngoại trừ những nguyên tắc đưa ra những nhánh sông trong thí nghiệm sinh học LC50 của cá hồi cầu vồng được phát triển trong môi trường ở Canada, đặc biệt đặt ra việc liên kết những nhánh sông riêng biệt: DOCTINHCAPTINH.pdf

Vai trò lý thuyết của hệ sinh thái. Nếu chúng ta nhìn vào hệ sinh thái đất từ đại diện hệ sinh thái mẫu, một phần có thể được thể hiện liên hệ giữa cấu trúc và thuộc tính của nó. Cấu trúc bao gồm mọi số lượng mà có thể quan sát trên một ảnh chụp nhanh quần xã tại một thời điểm: VAITROLYTHUYETHESINHTHAI.pdf
Dấu vết nồng độ kim loại vết trong loài Vẹm xanh (Mytilus edulis L.) tại Byfjorden và miền duyên hải của Bergen (Trace metal concentrations in blue mussels Mytilus edulis (L.) in Byfjorden and the coastal areas of Bergen.): luananvemxanhchithiKLN.rar
Tác động của sự chuyển đổi sử dụng đất đối với sự đa dạng và hoạt động giun đất: những hệ quả cho đất màu mỡ và xói mòn đất (Impact of Land-Use Change on Earthworm Diversity and Activity: the Consequences for Soil Fertility and Soil Erosion): baibaogiundatchithichatluongdat.rar



TIN HỌC
Đây là những trang Web rất hữu ích cho các bạn sinh viên ngành Sinh học và Môi trường, hy vọng các bạn tìm được những thông tin cần cho mình.

Trang Giáo trình điện tử của Đại học Huế: Trang này hòa toàn miễn phí, bạn có thể tải miễn phí nhiều giáo trình thuộc lĩnh vực Sinh học và Môi trường. [You must be registered and logged in to see this link.]
Giáo trình điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trang này bạn có thể tìm kiếm hơn 180 giáo trình điện tử. Trong đó, có các giáo trình dành cho ngành Sinh học và Môi trường. [You must be registered and logged in to see this link.]
Trang Web về Đa dạng động vật của trường Đại học Michigan (Mỹ): Trang này cung cấp các thông tin nghiên cứu về đa dạng động vật của trường Đại học Michigan. Nếu bạn gặp vấn đề về hệ thống định loại (Taxon), hay truy cập ngay trang nay. [You must be registered and logged in to see this link.]
Trang Web Định loại Cá của Châu Âu: Trang này lưu trữ thông tin trên 20.000 loài cá trên toàn thế giới. Trang web được sắp xếp rất khoa học mỗi loài có kèm theo ảnh, mô tả hình thái, đặc điểm sinh thái và phân bố trên thế giới. [You must be registered and logged in to see this link.]
Trang Web của Đại học Cần Thơ: Trang này cung cấp nhiều bài giảng liên quan đến sinh học và nuôi trồng thủy sản. Bạn vào trang này và tìm theo các bộ môn sẽ có phần Bài giảng-Giáo trình, tìm đến phần đề cương bài giảng chi tiết, và tải về theo tường chương. [You must be registered and logged in to see this link.]
Trang Web của tạp chí: Marine Ecology Progress Serial cung cấp các bài báo nghiên cứu về Môi trường, Sinh thái học và Sinh học. Trang này, cung cấp miễn phí các bài đã công cố từ trước năm 2004. [You must be registered and logged in to see this link.]
Trang học liệu mở Đại học Michigan (MIT): Các bài giảng, các khóa học được thiết kế theo các Module được khai thác hoàn toàn miễn phí: [You must be registered and logged in to see this link.] (Sách sinh thái);

[You must be registered and logged in to see this link.] (Tạp chí biển);

[You must be registered and logged in to see this link.] (Tạp chí sinh thái biển);

[You must be registered and logged in to see this link.] (Sách sinh thái biển);

[You must be registered and logged in to see this link.] (Trang web thầy Võ Văn Minh khoa Sinh - Môi trường);

[You must be registered and logged in to see this link.] (Tạp chí sinh học và môi trường);

[You must be registered and logged in to see this link.] (Thông tin môi trường);

[You must be registered and logged in to see this link.] (Tìm sách miễn phí);

[You must be registered and logged in to see this link.] (Chỉ thị sinh học);

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất