Đêm 12-8: Việt Nam có thể xem mưa sao băng
TTO - Theo dự báo của Tổ chức Sao băng quốc tế (IMO), mưa sao băng Perseid - được xem là một trong vài trận mưa sao băng ấn tượng nhất năm, sẽ đạt đỉnh điểm vào khoảng 19g - 21g30 ngày 12-8 tới đây theo giờ Việt Nam.
Sao băng từ trận mưa sao băng Perseid được nhìn thấy trên bầu trời Utah hôm 30-7-2011 - Ảnh: Jeff Berkes
Vào thời điểm mưa sao băng Perseid đạt đỉnh điểm, ở những nơi có điều kiện quan sát lý tưởng, số sao băng quan sát được có thể lên đến hơn 100 sao băng/giờ.
Tại Việt Nam, thời điểm thích hợp nhất để quan sát trận mưa sao này là từ sau nửa đêm 12-8 tới rạng sáng 13-8. Tuy nhiên cũng còn tùy vào tình hình thời tiết mà người xem có thể quan sát được ít hay nhiều sao băng.
Mưa sao băng Perseid luôn được chú ý bởi thường có rất nhiều sao băng rất sáng (còn gọi là fireballs). Ngoài ra, nó là trận mưa sao băng đánh dấu khởi đầu chuỗi các trận mưa sao băng lớn trong năm (và thuận lợi quan sát ở Việt Nam), gồm Leonids, Orionids và Geminids.
Mưa sao băng Perseid là trận mưa sao băng nổi tiếng được người Trung Hoa cổ đại ghi nhận từ cách đây khoảng 2.000 năm. Năm 1865, người ta đã biết được nguồn gốc của trận mưa sao băng này: đó chính là đám mây đá bụi và những mảnh vỡ để lại từ sao Chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) (được phát hiện năm 1862) trải dài trên quỹ đạo mỗi 133 năm của nó quanh hệ Mặt trời.
Một số lưu ý khi quan sát mưa sao băng:
- Mọi địa phương ở Việt Nam đều có thể quan sát được mưa sao băng, nhưng điều kiện quan sát và thời tiết ở mỗi nơi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quan sát được các sao băng nhiều hay ít.
- Chỉ cần dùng mắt thường đã có thể quan sát được mưa sao băng.
- "Mẹo" quan sát: hãy nhìn bao quát cả vùng trời xung quanh tâm điểm của sao băng. Đối với trận mưa sao băng Perseid này, đó là vùng trời phía đông bắc lên đến đỉnh đầu (khi quan sát vào rạng sáng).
- Nên quan sát sau nửa đêm vì khi đó bạn sẽ thấy nhiều sao băng hơn.
- Tránh nhìn ánh sáng trực tiếp ít nhất 20 phút trước khi bắt đầu quan sát để mắt có thời gian thích ứng với bóng tối. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng, bạn có thể thấy được nhiều sao băng hơn ở thành phố.
- Lưu ý trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng (hiện nay là mùa mưa, bầu trời rất thất thường, có khi sẽ có nhiều mây nên bạn cần kiên nhẫn).
- Mưa sao băng không có nghĩa là “sao bay như mưa”, mà chúng xuất hiện cách nhau 1 đến vài phút. Đôi khi bầu trời sẽ “lặng thinh” một lúc rất lâu, nhưng có lúc xuất hiện liên tục 2-3 sao băng.
- Từ 1g sáng trở đi, vị trí chòm Perseus cùng “vùng trời sao băng” sẽ lên khá cao, do đó việc đứng quan sát sẽ làm bạn mỏi cổ. Cách tốt nhất là nằm ngả lưng trên một ghế võng hay một chiếc ghế dài để có tầm nhìn rộng và bao quát nhất có thể bầu trời đêm.
- Quan sát sao băng kéo dài cả đêm, do đó cần mặc áo ấm và đội mũ để tránh sương. Nếu trời có mây nhiều và mưa thì không nên tiếp tục quan sát để giữ gìn sức khỏe.
TTO - Theo dự báo của Tổ chức Sao băng quốc tế (IMO), mưa sao băng Perseid - được xem là một trong vài trận mưa sao băng ấn tượng nhất năm, sẽ đạt đỉnh điểm vào khoảng 19g - 21g30 ngày 12-8 tới đây theo giờ Việt Nam.
Sao băng từ trận mưa sao băng Perseid được nhìn thấy trên bầu trời Utah hôm 30-7-2011 - Ảnh: Jeff Berkes
Vào thời điểm mưa sao băng Perseid đạt đỉnh điểm, ở những nơi có điều kiện quan sát lý tưởng, số sao băng quan sát được có thể lên đến hơn 100 sao băng/giờ.
Tại Việt Nam, thời điểm thích hợp nhất để quan sát trận mưa sao này là từ sau nửa đêm 12-8 tới rạng sáng 13-8. Tuy nhiên cũng còn tùy vào tình hình thời tiết mà người xem có thể quan sát được ít hay nhiều sao băng.
Mưa sao băng Perseid luôn được chú ý bởi thường có rất nhiều sao băng rất sáng (còn gọi là fireballs). Ngoài ra, nó là trận mưa sao băng đánh dấu khởi đầu chuỗi các trận mưa sao băng lớn trong năm (và thuận lợi quan sát ở Việt Nam), gồm Leonids, Orionids và Geminids.
Mưa sao băng Perseid là trận mưa sao băng nổi tiếng được người Trung Hoa cổ đại ghi nhận từ cách đây khoảng 2.000 năm. Năm 1865, người ta đã biết được nguồn gốc của trận mưa sao băng này: đó chính là đám mây đá bụi và những mảnh vỡ để lại từ sao Chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) (được phát hiện năm 1862) trải dài trên quỹ đạo mỗi 133 năm của nó quanh hệ Mặt trời.
Một số lưu ý khi quan sát mưa sao băng:
- Mọi địa phương ở Việt Nam đều có thể quan sát được mưa sao băng, nhưng điều kiện quan sát và thời tiết ở mỗi nơi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quan sát được các sao băng nhiều hay ít.
- Chỉ cần dùng mắt thường đã có thể quan sát được mưa sao băng.
- "Mẹo" quan sát: hãy nhìn bao quát cả vùng trời xung quanh tâm điểm của sao băng. Đối với trận mưa sao băng Perseid này, đó là vùng trời phía đông bắc lên đến đỉnh đầu (khi quan sát vào rạng sáng).
- Nên quan sát sau nửa đêm vì khi đó bạn sẽ thấy nhiều sao băng hơn.
- Tránh nhìn ánh sáng trực tiếp ít nhất 20 phút trước khi bắt đầu quan sát để mắt có thời gian thích ứng với bóng tối. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng, bạn có thể thấy được nhiều sao băng hơn ở thành phố.
- Lưu ý trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng (hiện nay là mùa mưa, bầu trời rất thất thường, có khi sẽ có nhiều mây nên bạn cần kiên nhẫn).
- Mưa sao băng không có nghĩa là “sao bay như mưa”, mà chúng xuất hiện cách nhau 1 đến vài phút. Đôi khi bầu trời sẽ “lặng thinh” một lúc rất lâu, nhưng có lúc xuất hiện liên tục 2-3 sao băng.
- Từ 1g sáng trở đi, vị trí chòm Perseus cùng “vùng trời sao băng” sẽ lên khá cao, do đó việc đứng quan sát sẽ làm bạn mỏi cổ. Cách tốt nhất là nằm ngả lưng trên một ghế võng hay một chiếc ghế dài để có tầm nhìn rộng và bao quát nhất có thể bầu trời đêm.
- Quan sát sao băng kéo dài cả đêm, do đó cần mặc áo ấm và đội mũ để tránh sương. Nếu trời có mây nhiều và mưa thì không nên tiếp tục quan sát để giữ gìn sức khỏe.