Cánh đồng hoang & Mùa gió chướng (Nguyễn Quang Sáng)
Sáu Xoa đang địu con đứng trên nóc cửa hầm nhà trong bụi đế, nghe tiếng CKC của chồng, chị đoán hầu chồng chị đang lâm nguy. Không đắn đo suy nghĩ, tình yêu chồng cuốn chị chạy đi. Chị choàng tấm vải dù vòng qua người, phủ kín đứa con sau lưng, chị lao về phía tiếng súng của chồng vừa nổ.
Chị, sau lưng là con, chị băng qua rừng đế, băng qua rừng lác, băng qua đồng cỏ lưa thưa, chị đến bờ đìa lúc chiếc trực thăng vừa đảo qua, không thể nhìn thấy chị.
Sáu Xoa lao đến xác chồng. Chị muốn gục đầu xuống lồng ngực to lớn và lạnh ngắt của chồng, nhưng trực thăng đã quần lại. Chị vội gỡ cây CKC ra khỏi tay chồng, ôm lấy súng, lùi sâu vào bụi đế, kéo cơ bấm, lên đạn. Chiếc trực thăng rà sát xuống, dừng lại bên xác anh Ba Đô. Tên trung úy muốn kéo xác anh đem về làm tang chứng để báo cáo với chỉ huy, nhưng nó vừa khựng lại thì từ trong bụi đế, máu căm thù dồn nghẹn cổ, căng thẳng đôi tay, Sáu Xoa đưa súng lên, nổ liền ba phát.
Tên lính Mỹ đứng bên cây súng máy ở cửa sổ bị trúng đạn, kêu rú lên một tiếng dài, máu từ trong lồng ngực trào ra.
Tiếng súng CKC từ tay Sáu Xoa lại nổ. Chiếc trực thăng bốc cháy. Nó lảo đảo bay đi.
Sáu Xoa ngã xuống bên xác chồng. Chị chưa kịp khóc nhưng nước mắt lại trào ra.
Nghe tiếng nổ của trực thăng, nhìn lại thấy một vầng lửa cháy, Sáu Xoa rời khỏi xác chồng, chạy lướt tới. Và chị bắn luôn nhiều phát.
Chiếc trực thăng cắm đầu xuống mặt ruộng và một tên Mỹ từ trong chiếc trực thăng văng ra...
NGUYỄN QUANG SÁNG - MẤY NÉT TIỂU SỬ VÀ TÁC PHẨM
Nguyễn Quang Sáng có bút danh Nguyễn Sáng, ông sinh ngày 12-1-1932, nguyên quán tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 4 năm 1946, Nguyễn Quang Sáng xung phong đi bộ đội làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2. Năm 1948, ông được đơn vị cho đi học thêm văn hóa ở trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Năm 1950, ông về công tác tại phòng chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ. Rồi làm cán bộ chuyên nghiên cứu tôn giáo, chủ yếu là Phật giáo và Hòa Hảo.
Năm 1955, Nguyễn Quang Sáng theo đơn vị tập kết ra Bắc, rồi chuyển ngành về làm cán bộ phòng Văn nghệ Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Năm 1957, ông trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và cho ra đời truyện ngắn Con chim vàng. Từ năm 1958, ông về công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên Tuần báo Văn nghệ, biên tập nhà xuất bản, cán bộ sáng tác; và cho ra đời truyện ngắn Người quê hương. Ông nhận Giải thưởng văn học trong cuộc thi viết truyện ngắn báo Thống nhất cho tác phẩm Ông Năm Hạng, nhận Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội cho tác phẩm Tư Quắn vào năm 1959. Năm 1962, ông xuất bản tiểu thuyết Người ở lại; và năm 1963: tiểu thuyết Đất lửa. Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng và cho xuất bản truyện vừa Câu chuyện bên trận địa pháo. Năm 1968, ông cho xuất bản truyện ngắn Chiếc lược ngà; năm 1969 cho xuất bản truyện ngắn Bông cẩm thạch. Năm 1972, Nguyễn Quang Sáng ra Hà Nội và tiếp tục công tác ở Hội Nhà văn. Năm 1975, ông cho xuất bản truyện vừa Cái áo thằng hình rơm, tiểu thuyết Mùa gió chướng.
Sau ngày giải phóng miền Nam, Nguyễn Quang Sáng trở lại thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức vụ Tổng thư ký Hội Nhà văn thành phố Hổ Chí Minh các khóa 1, 2, 3. Ông cho xuất bản truyện ngắn Người con đi xa, kịch bản phim Mùa gió chướng vào năm 1977 - được nhận Huy chương bạc Liên hoan phim toàn quốc năm 1980; kịch bản phim Cánh đồng hoang vào năm 1978 - được nhận Huy chương vàng Liên hoan phim toàn quốc năm 1980; Huy chương vàng Liên hoan phim Matxcơva năm 1981; truyện ngắn Bàn thờ tổ của một cô đào, tiểu thuyết Dòng sông thơ ấu vào năm 1985 và cùng năm, được nhận giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn cho tiểu thuyết này; kịch bản phim Mùa nước nổi vào năm 1986; truyện ngắn Tôi thích làm vua, kịch bản phim Dòng sông hát, Câu nói đầu tiên vào năm 1988; 25 truyện ngắn vào năm 1990; truyện ngắn Con mèo Fujita vào năm 1991 - nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993; kịch bản phim Thời thơ ấu, Giữa dòng, Như một huyền thoại vào năm 1995. Năm 1996, ông cho xuất bản tập I, II và năm 2000 tập III “Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng”.
Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Chiếc lược ngà, Đất lửa.
TÁC PHẨM CHÍNH
- Con chim vàng (NXB. Kim Đồng, 1957);
- Người quê hương (NXB. Văn học, 1960);
- Đất lửa (NXB. Văn học, 1963);
- Câu chuyện bên trận địa pháo (NXB. Văn học, 1966);
- Người con đi xa (NXB. Tác phẩm mới, 1977);
- Cánh đồng hoang (Kịch bản phim, NXB. Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1981);
- Chiếc lược ngà (NXB. Văn học, 1962);
- Dòng sông thơ ấu (NXB. Kim Đồng, 1985);
- Mùa nước nổi (Truyện phim, Sở VHTT Đồng Tháp, 1985);
- Truyện ngắn chọn lọc (NXB. Hội Nhà văn, 1996);
- Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng, tập I, II (NXB. Văn học, 1996);
- Con mèo Fujita (NXB. Hội Nhà văn, 1990),
- Mùa gió chướng (NXB. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1999);
- Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng, tập III (NXB. Văn học, 2000);
- Nó và tôi (NXB. Kim Đồng, 2002),
- Tạo hóa dưới trần gian (NXB. Trẻ, 2003).
Thông tin về ebook :
CÁNH ĐỒNG HOANG
Tác giả : Nguyễn Quang Sáng
Rút trong tập “NGUYỄN QUANG SÁNG - Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh”
Nhà xuất bản Văn học 2007
link down:
Sáu Xoa đang địu con đứng trên nóc cửa hầm nhà trong bụi đế, nghe tiếng CKC của chồng, chị đoán hầu chồng chị đang lâm nguy. Không đắn đo suy nghĩ, tình yêu chồng cuốn chị chạy đi. Chị choàng tấm vải dù vòng qua người, phủ kín đứa con sau lưng, chị lao về phía tiếng súng của chồng vừa nổ.
Chị, sau lưng là con, chị băng qua rừng đế, băng qua rừng lác, băng qua đồng cỏ lưa thưa, chị đến bờ đìa lúc chiếc trực thăng vừa đảo qua, không thể nhìn thấy chị.
Sáu Xoa lao đến xác chồng. Chị muốn gục đầu xuống lồng ngực to lớn và lạnh ngắt của chồng, nhưng trực thăng đã quần lại. Chị vội gỡ cây CKC ra khỏi tay chồng, ôm lấy súng, lùi sâu vào bụi đế, kéo cơ bấm, lên đạn. Chiếc trực thăng rà sát xuống, dừng lại bên xác anh Ba Đô. Tên trung úy muốn kéo xác anh đem về làm tang chứng để báo cáo với chỉ huy, nhưng nó vừa khựng lại thì từ trong bụi đế, máu căm thù dồn nghẹn cổ, căng thẳng đôi tay, Sáu Xoa đưa súng lên, nổ liền ba phát.
Tên lính Mỹ đứng bên cây súng máy ở cửa sổ bị trúng đạn, kêu rú lên một tiếng dài, máu từ trong lồng ngực trào ra.
Tiếng súng CKC từ tay Sáu Xoa lại nổ. Chiếc trực thăng bốc cháy. Nó lảo đảo bay đi.
Sáu Xoa ngã xuống bên xác chồng. Chị chưa kịp khóc nhưng nước mắt lại trào ra.
Nghe tiếng nổ của trực thăng, nhìn lại thấy một vầng lửa cháy, Sáu Xoa rời khỏi xác chồng, chạy lướt tới. Và chị bắn luôn nhiều phát.
Chiếc trực thăng cắm đầu xuống mặt ruộng và một tên Mỹ từ trong chiếc trực thăng văng ra...
NGUYỄN QUANG SÁNG - MẤY NÉT TIỂU SỬ VÀ TÁC PHẨM
Nguyễn Quang Sáng có bút danh Nguyễn Sáng, ông sinh ngày 12-1-1932, nguyên quán tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 4 năm 1946, Nguyễn Quang Sáng xung phong đi bộ đội làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2. Năm 1948, ông được đơn vị cho đi học thêm văn hóa ở trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Năm 1950, ông về công tác tại phòng chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ. Rồi làm cán bộ chuyên nghiên cứu tôn giáo, chủ yếu là Phật giáo và Hòa Hảo.
Năm 1955, Nguyễn Quang Sáng theo đơn vị tập kết ra Bắc, rồi chuyển ngành về làm cán bộ phòng Văn nghệ Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Năm 1957, ông trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và cho ra đời truyện ngắn Con chim vàng. Từ năm 1958, ông về công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên Tuần báo Văn nghệ, biên tập nhà xuất bản, cán bộ sáng tác; và cho ra đời truyện ngắn Người quê hương. Ông nhận Giải thưởng văn học trong cuộc thi viết truyện ngắn báo Thống nhất cho tác phẩm Ông Năm Hạng, nhận Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội cho tác phẩm Tư Quắn vào năm 1959. Năm 1962, ông xuất bản tiểu thuyết Người ở lại; và năm 1963: tiểu thuyết Đất lửa. Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng và cho xuất bản truyện vừa Câu chuyện bên trận địa pháo. Năm 1968, ông cho xuất bản truyện ngắn Chiếc lược ngà; năm 1969 cho xuất bản truyện ngắn Bông cẩm thạch. Năm 1972, Nguyễn Quang Sáng ra Hà Nội và tiếp tục công tác ở Hội Nhà văn. Năm 1975, ông cho xuất bản truyện vừa Cái áo thằng hình rơm, tiểu thuyết Mùa gió chướng.
Sau ngày giải phóng miền Nam, Nguyễn Quang Sáng trở lại thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức vụ Tổng thư ký Hội Nhà văn thành phố Hổ Chí Minh các khóa 1, 2, 3. Ông cho xuất bản truyện ngắn Người con đi xa, kịch bản phim Mùa gió chướng vào năm 1977 - được nhận Huy chương bạc Liên hoan phim toàn quốc năm 1980; kịch bản phim Cánh đồng hoang vào năm 1978 - được nhận Huy chương vàng Liên hoan phim toàn quốc năm 1980; Huy chương vàng Liên hoan phim Matxcơva năm 1981; truyện ngắn Bàn thờ tổ của một cô đào, tiểu thuyết Dòng sông thơ ấu vào năm 1985 và cùng năm, được nhận giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn cho tiểu thuyết này; kịch bản phim Mùa nước nổi vào năm 1986; truyện ngắn Tôi thích làm vua, kịch bản phim Dòng sông hát, Câu nói đầu tiên vào năm 1988; 25 truyện ngắn vào năm 1990; truyện ngắn Con mèo Fujita vào năm 1991 - nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993; kịch bản phim Thời thơ ấu, Giữa dòng, Như một huyền thoại vào năm 1995. Năm 1996, ông cho xuất bản tập I, II và năm 2000 tập III “Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng”.
Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Chiếc lược ngà, Đất lửa.
TÁC PHẨM CHÍNH
- Con chim vàng (NXB. Kim Đồng, 1957);
- Người quê hương (NXB. Văn học, 1960);
- Đất lửa (NXB. Văn học, 1963);
- Câu chuyện bên trận địa pháo (NXB. Văn học, 1966);
- Người con đi xa (NXB. Tác phẩm mới, 1977);
- Cánh đồng hoang (Kịch bản phim, NXB. Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1981);
- Chiếc lược ngà (NXB. Văn học, 1962);
- Dòng sông thơ ấu (NXB. Kim Đồng, 1985);
- Mùa nước nổi (Truyện phim, Sở VHTT Đồng Tháp, 1985);
- Truyện ngắn chọn lọc (NXB. Hội Nhà văn, 1996);
- Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng, tập I, II (NXB. Văn học, 1996);
- Con mèo Fujita (NXB. Hội Nhà văn, 1990),
- Mùa gió chướng (NXB. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1999);
- Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng, tập III (NXB. Văn học, 2000);
- Nó và tôi (NXB. Kim Đồng, 2002),
- Tạo hóa dưới trần gian (NXB. Trẻ, 2003).
Thông tin về ebook :
CÁNH ĐỒNG HOANG
Tác giả : Nguyễn Quang Sáng
Rút trong tập “NGUYỄN QUANG SÁNG - Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh”
Nhà xuất bản Văn học 2007
link down:
- Code:
http://www.mediafire.com/?4705wotsu4alat7