27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc
Trung Quốc có lịch sử lâu đời, đã tạo ra một nền văn hoá huy hoàng xán lạn. Sự phát triển của lịch sử Trung Quốc cũng từng trải qua vô số uẩn khúc và tối tăm, đầy máu và nước mắt. Chúng tôi muốn nói nhiều về văn hoá Trung Hoa. Nghĩa là những cái đẹp. Điều này gọi là khen tốt bỏ xấu hoặc còn có thể gọi là "Chắt lọc tinh hoa, loại bỏ cặn bã".
Trung Quốc là một nước có nền sử học lớn, có một sự ghi chép lại kéo dài hàng mấy ngàn năm.
Viết sử khó, mà ghi sử hiện đại càng khó. Hai điều khó trước ở một mức độ lớn là sự hạn chế của chính sử gia, còn cái khó thứ ba dút khoát không do sử gia gây ra.
Tuy nhiên, không ít các học giả lịch sử Trung Quốc có một truyền thống nói thẳng viết ngay. Thời Xuân Thu Sử quan nước Tề là Nam Sử Thị đã hết mình vì sự thực mà viết thật lịch sử bị xử tội chết, làm người đời cảm động. Tề Khanh Thôi đã viết lại việc giết "Thôi Trữ sát kỳ quân", Thôi Trữ đã tức giận mà giết chết Sử quan. Lúc đó, Sử quan đều vì nghề nghiệp của mình, hai em trai của Sử quan đã cố gắng hoàn thành bộ sử của anh trai nên cũng bị giết chết. Một người em trai khác của Sử quan đó tìếp tục ghi chép. Thôi Trữ thấy Sử quan không sợ đầu rơi đành phải bỏ qua cho người em trai ấy. Lúc đó, Nam Sử Thị là một Sử quan có trách nhiệm. Ông ta nghe nói các đại sử gia đều lần lượt bị giết cả, bèn đứng ra làm hết chức năng sử học của mình. Đương nhiên thời của nhà sử học Nam Sử Thị lúc đó với cả một xã hội rất khác với ngày nay. Nhưng họ trung thành với nghiệp sử, họ không sợ chết, nêu cao đạo đức tinh thần của người viết trẻ. Đời sau, những sử gia không sợ chết, nói thẳng viết thật cũng không hiếm. Vào đời nhà Thanh cũng có rất nhiều các văn gia, sử gia bị hoạ bởi nói ngay viết thật. Trong các sách vở mà Chính phủ triều Thanh ngăn cấm có rất nhiều cuốn là lịch sử sự thật bấy giờ. Sự ghi chép chân thực cuối cùng vẫn không bị đút đoạn, bộ mặt thật của lịch sử cuối cùng không bị che đậy, đều dựa vào lương tri của sử gia và đạo đức sử học cao thượng của họ.
"Trung Quốc lịch đại oan án" muốn nêu ra đây như một tấm gương, nắm vững một chứng bệnh của lịch sử là án oan, giải phẫu phân tích tập trung nhằm đạt được mục đích nhân chứng của họ.
Gọi là án, đều phải có sự cân nhắc quyết định; mà cân nhắc, quyết định án thường thường là những người có chức có quyền. Tại sao lại sinh ra sai lầm, cân nhắc quyết định không công bằng này?
Có lúc lại là do người cầm quyền lấy sai làm đúng, cố ý phán sai. Người cầm quyền cho là đúng, bách tính lại cho là sai. Có thể đúng một thời, nhưng lâu dài lại là sai. Người trần tục cho là đúng, người thông thái lại vạch ra cái sai. Tục ngữ nói rằng, lịch sử là người phán quyết công bằng nhất, điều này thể hiện lòng tin tất thắng của mọi người đối với chính nghĩa, thể hiện sự mong mỏi của họ đối với lịch sử chân thực. Đây âu cũng là một nguyên nhân mà sử học bị coi là thần thánh hoá. Án oan chính là sự cân nhắc quyết định không công bằng.
Trong lịch sử, án oan không phải là hiện tượng cá biệt: án oan là một sai lầm lại phát sinh trong xã hội loài người, là một bộ phận xấu xa, kém cỏi và ngu muội, bên cạnh đó là máu nước mắt và đau khổ. Trách nhiệm của các sử học là ở chỗ vạch ra chứng bệnh đó, tìm ra nguyên nhân chứng bệnh, tránh phát sinh lại các sai lầm. Ngòi bút của nhà sử học là mềm yếu, vì ngòi bút sử học đối với các bạo quân không có tác dụng gì cả. Song, ngòi bút của sử học gia cũng rất mạnh mẽ vì có thể thức tỉnh được mọi người làm cho họ vùng lên chiến đấu vì chính nghĩa, vì sử có thể làm cho các kẻ thống trị biết "nước đẩy thuyền đi và nước cũng lật chìm thuyền", từ đó làm cho chính trị trong lành rõ ràng hơn. Tuy nhiên để cho nhân loại đi lên con đường đúng đắn không phải dựa hết vào ngòi bút lịch sừ mà phải dựa vào khoa học và dân chủ. Sử học chủ nghĩa Mác là một khoa học. Tinh tuý của sừ học chủ nghĩa Mác là ở chỗ thực sự cầu thị và thúc đẩy được nhân loại đi lên con đường khoa học và dân chủ.
"Trung Quốc lịch đại oan án" không có hy vọng bưởc lên tháp ngà, chỉ mong mỏi thông qua từng câu chuyện sinh động, nghiên cứu cẩn thận những. gì đã qua, những sự thực không có sai lầm, thông tin rõ ràng cho độc giả để tất cả mọi người biết rằng: Sự thực và chân lý là việc quan trọng bậc nhất trong thiên hạ.
Lâm Viên (lời tựa)
Thông tin về ebook:
Tên sách: Hai mươi bày án oan trong các triều đại Trung Quốc
Tác giả: Lâm Viên
Biên dịch: Đoàn Như Trác - Trần Văn Mậu.
Số trang: 417
Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia, Hà nội
Ngày xuất bản: 2000
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]
Trung Quốc có lịch sử lâu đời, đã tạo ra một nền văn hoá huy hoàng xán lạn. Sự phát triển của lịch sử Trung Quốc cũng từng trải qua vô số uẩn khúc và tối tăm, đầy máu và nước mắt. Chúng tôi muốn nói nhiều về văn hoá Trung Hoa. Nghĩa là những cái đẹp. Điều này gọi là khen tốt bỏ xấu hoặc còn có thể gọi là "Chắt lọc tinh hoa, loại bỏ cặn bã".
Trung Quốc là một nước có nền sử học lớn, có một sự ghi chép lại kéo dài hàng mấy ngàn năm.
Viết sử khó, mà ghi sử hiện đại càng khó. Hai điều khó trước ở một mức độ lớn là sự hạn chế của chính sử gia, còn cái khó thứ ba dút khoát không do sử gia gây ra.
Tuy nhiên, không ít các học giả lịch sử Trung Quốc có một truyền thống nói thẳng viết ngay. Thời Xuân Thu Sử quan nước Tề là Nam Sử Thị đã hết mình vì sự thực mà viết thật lịch sử bị xử tội chết, làm người đời cảm động. Tề Khanh Thôi đã viết lại việc giết "Thôi Trữ sát kỳ quân", Thôi Trữ đã tức giận mà giết chết Sử quan. Lúc đó, Sử quan đều vì nghề nghiệp của mình, hai em trai của Sử quan đã cố gắng hoàn thành bộ sử của anh trai nên cũng bị giết chết. Một người em trai khác của Sử quan đó tìếp tục ghi chép. Thôi Trữ thấy Sử quan không sợ đầu rơi đành phải bỏ qua cho người em trai ấy. Lúc đó, Nam Sử Thị là một Sử quan có trách nhiệm. Ông ta nghe nói các đại sử gia đều lần lượt bị giết cả, bèn đứng ra làm hết chức năng sử học của mình. Đương nhiên thời của nhà sử học Nam Sử Thị lúc đó với cả một xã hội rất khác với ngày nay. Nhưng họ trung thành với nghiệp sử, họ không sợ chết, nêu cao đạo đức tinh thần của người viết trẻ. Đời sau, những sử gia không sợ chết, nói thẳng viết thật cũng không hiếm. Vào đời nhà Thanh cũng có rất nhiều các văn gia, sử gia bị hoạ bởi nói ngay viết thật. Trong các sách vở mà Chính phủ triều Thanh ngăn cấm có rất nhiều cuốn là lịch sử sự thật bấy giờ. Sự ghi chép chân thực cuối cùng vẫn không bị đút đoạn, bộ mặt thật của lịch sử cuối cùng không bị che đậy, đều dựa vào lương tri của sử gia và đạo đức sử học cao thượng của họ.
"Trung Quốc lịch đại oan án" muốn nêu ra đây như một tấm gương, nắm vững một chứng bệnh của lịch sử là án oan, giải phẫu phân tích tập trung nhằm đạt được mục đích nhân chứng của họ.
Gọi là án, đều phải có sự cân nhắc quyết định; mà cân nhắc, quyết định án thường thường là những người có chức có quyền. Tại sao lại sinh ra sai lầm, cân nhắc quyết định không công bằng này?
Có lúc lại là do người cầm quyền lấy sai làm đúng, cố ý phán sai. Người cầm quyền cho là đúng, bách tính lại cho là sai. Có thể đúng một thời, nhưng lâu dài lại là sai. Người trần tục cho là đúng, người thông thái lại vạch ra cái sai. Tục ngữ nói rằng, lịch sử là người phán quyết công bằng nhất, điều này thể hiện lòng tin tất thắng của mọi người đối với chính nghĩa, thể hiện sự mong mỏi của họ đối với lịch sử chân thực. Đây âu cũng là một nguyên nhân mà sử học bị coi là thần thánh hoá. Án oan chính là sự cân nhắc quyết định không công bằng.
Trong lịch sử, án oan không phải là hiện tượng cá biệt: án oan là một sai lầm lại phát sinh trong xã hội loài người, là một bộ phận xấu xa, kém cỏi và ngu muội, bên cạnh đó là máu nước mắt và đau khổ. Trách nhiệm của các sử học là ở chỗ vạch ra chứng bệnh đó, tìm ra nguyên nhân chứng bệnh, tránh phát sinh lại các sai lầm. Ngòi bút của nhà sử học là mềm yếu, vì ngòi bút sử học đối với các bạo quân không có tác dụng gì cả. Song, ngòi bút của sử học gia cũng rất mạnh mẽ vì có thể thức tỉnh được mọi người làm cho họ vùng lên chiến đấu vì chính nghĩa, vì sử có thể làm cho các kẻ thống trị biết "nước đẩy thuyền đi và nước cũng lật chìm thuyền", từ đó làm cho chính trị trong lành rõ ràng hơn. Tuy nhiên để cho nhân loại đi lên con đường đúng đắn không phải dựa hết vào ngòi bút lịch sừ mà phải dựa vào khoa học và dân chủ. Sử học chủ nghĩa Mác là một khoa học. Tinh tuý của sừ học chủ nghĩa Mác là ở chỗ thực sự cầu thị và thúc đẩy được nhân loại đi lên con đường khoa học và dân chủ.
"Trung Quốc lịch đại oan án" không có hy vọng bưởc lên tháp ngà, chỉ mong mỏi thông qua từng câu chuyện sinh động, nghiên cứu cẩn thận những. gì đã qua, những sự thực không có sai lầm, thông tin rõ ràng cho độc giả để tất cả mọi người biết rằng: Sự thực và chân lý là việc quan trọng bậc nhất trong thiên hạ.
Lâm Viên (lời tựa)
Thông tin về ebook:
Tên sách: Hai mươi bày án oan trong các triều đại Trung Quốc
Tác giả: Lâm Viên
Biên dịch: Đoàn Như Trác - Trần Văn Mậu.
Số trang: 417
Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia, Hà nội
Ngày xuất bản: 2000
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]