Cõi đời hư thực (Tiểu thuyết - Bùi Thanh Minh)
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả nặng nề của nó vẫn chưa chấm dứt. Rất nhiều người lính cùng người thân của họ đã phải chịu đựng những nỗi đau do chiến tranh để lại như: Nhiễm chất độc da cam, bệnh tâm thần do vết thương tái phát... Trong số ấy có người, với họ cuộc chiến dường như vẫn chưa kết thúc. Họ vẫn “say sưa” với những trận đánh, vẫn hô “xung phong” giữa lúc đất nước đang trong thời bình... “Cõi đời hư thực” là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Bùi Thanh Minh phản ánh được phần nào về nội dung đó - cuộc sống của những người lính thời hậu chiến.
Cũng như bao đồng nghiệp khác, Trần Củng - một người lính dạn dày trận mạc, sau mấy chục năm chiến đấu, công tác, trở về với đời thường. Anh là một thương binh, một huyện đội trưởng, với nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu anh đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Chị Mạ - người vợ đảm đang, hiền thảo, cùng Quế - cô con gái yêu độc nhất, đón anh trở về trong niềm vui vô hạn. Những tưởng cuộc sống của họ sẽ được ấm êm khi đất nước đã thanh bình, quê hương đã không còn nghèo đói, nhưng sau một cơn bạo bệnh, Trần Củng mắc chứng tâm thần. Anh sống trong trạng thái nửa tỉnh, nửa mê, khiến cho cuộc sống gia đình đang rất hạnh phúc bị xáo trộn. Mỗi khi bệnh nặng, anh la hét, chạy nhảy một cách vô thức. Bất cứ một đồ dùng sinh hoạt nào của gia đình cũng trở thành “vũ khí” cùng với những tiếng hô khẩu lệnh chiến thuật như anh đang trong những trận đánh quyết liệt... Vợ, con anh phải chịu nỗi vất vả, khổ đau khi phải đối mặt với thực tế phũ phàng ngay tại gia đình mình.
Cùng với sự giúp đỡ tích cực của các tổ chức, cá nhân; vợ, con anh rất cố gắng chăm sóc để anh bớt phần nào đau đớn về cả thể xác và tâm hồn. Người thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ họ chăm sóc anh Củng là Bằng - người con gái thanh niên xung phong đã từng chung chiến hào với anh trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, nay là một bác sĩ. Sau một thời gian rất dài, cuối cùng họ nghĩ ra việc dùng cuốn nhật ký của anh Củng để đọc cho anh nghe mỗi khi căn bệnh thần kinh của anh tái phát, để anh được sống lại với những tháng năm cùng đồng đội trên những chiến trường rực lửa, hy vọng sẽ thay thế được những “trận chiến” khiến cho anh mất sức và thêm những vết thương do va đập khi anh không làm chủ được mình... Thật bất ngờ, anh rất chăm chú nghe như nuốt từng lời trong nhật ký. Những cảm xúc được thể hiện rõ trên khuôn mặt, ánh mắt của anh: Anh khóc khi đồng đội hy sinh, lo lắng khi trận chiến vào những giây phút cam go, khốc liệt; vui sướng khi những trận chiến có anh và đồng đội tham gia giành thắng lợi... Chính nhờ vậy mà những ký ức chiến tranh được lần lượt tái hiện, khiến cho những người như chị Mạ, Quế, dù không được trực tiếp chứng kiến, họ cũng dần hiểu được những chặng đường mà chồng, cha mình đã từng trải qua. Tình tiết của câu chuyện trở nên “có hậu” hơn khi Quế, con gái của anh - một kỹ sư thủy sản tâm huyết với nghề, yêu Bắc - chàng thanh niên mồ côi tuy không được học hành đến nơi đến chốn nhưng lại có vốn kinh nghiệm hiểu biết về thủy, hải sản. Bắc chính là con đẻ của Bằng và người chiến sĩ giải phóng trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa.
Với lối viết tả thực, cốt truyện chặt chẽ, văn phong mạch lạc, giản dị, nhiều tình tiết bất ngờ, xúc động, lôi cuốn người đọc, cuốn tiểu thuyết không những đã khơi dậy được niềm tự hào, trân trọng những cống hiến, hy sinh cao đẹp của những người đã cầm súng giải phóng dân tộc, mà còn ngợi ca sự hy sinh thầm lặng của những người thân của họ. “Cõi đời hư thực”, như lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy làm những gì có thể, để bù đắp phần nào những thiệt thòi, chia sẻ những mất mát hy sinh đối với những thương binh, các gia đình liệt sĩ, chính sách, những người có công với cách mạng.
PHAN NGỌC DOÃN
Nhà văn Bùi Thanh Minh
Sinh năm 1954
Quê quán: Thôn Bích Du, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Nơi ở: 3/202 phố Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Đại tá .Hiện là chuyên viên văn học Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó chủ tịch chi hội nhà văn Quân đội
TÁC PHẨM CHÍNH:
- Kể về một mối tình (tập truyện ngắn)
- Quà bất tử (tập truyện ngắn)
- Trên bến sông Trà (tập truyện ngắn)
- Đêm nổi bão (tập truyện ngắn)
- Biển cạn (tập truyện ngắn)
- Bên sông Trà Lý (tiểu thuyết)
- Cõi đời hư thực (tiểu thuyết)
GIẢI THƯỞNG:
- Giải thưởng truyện ngắn ( Trung ương Đoàn phối hợp Tuần báo văn nghệ )
- Giải thưởng Bộ Quốc phòng.
- Giải thưởng truyện ngắn của Báo Người Hà Nội
- Giải thưởng Lê Quí Đôn lần thứ 3.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả nặng nề của nó vẫn chưa chấm dứt. Rất nhiều người lính cùng người thân của họ đã phải chịu đựng những nỗi đau do chiến tranh để lại như: Nhiễm chất độc da cam, bệnh tâm thần do vết thương tái phát... Trong số ấy có người, với họ cuộc chiến dường như vẫn chưa kết thúc. Họ vẫn “say sưa” với những trận đánh, vẫn hô “xung phong” giữa lúc đất nước đang trong thời bình... “Cõi đời hư thực” là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Bùi Thanh Minh phản ánh được phần nào về nội dung đó - cuộc sống của những người lính thời hậu chiến.
Cũng như bao đồng nghiệp khác, Trần Củng - một người lính dạn dày trận mạc, sau mấy chục năm chiến đấu, công tác, trở về với đời thường. Anh là một thương binh, một huyện đội trưởng, với nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu anh đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Chị Mạ - người vợ đảm đang, hiền thảo, cùng Quế - cô con gái yêu độc nhất, đón anh trở về trong niềm vui vô hạn. Những tưởng cuộc sống của họ sẽ được ấm êm khi đất nước đã thanh bình, quê hương đã không còn nghèo đói, nhưng sau một cơn bạo bệnh, Trần Củng mắc chứng tâm thần. Anh sống trong trạng thái nửa tỉnh, nửa mê, khiến cho cuộc sống gia đình đang rất hạnh phúc bị xáo trộn. Mỗi khi bệnh nặng, anh la hét, chạy nhảy một cách vô thức. Bất cứ một đồ dùng sinh hoạt nào của gia đình cũng trở thành “vũ khí” cùng với những tiếng hô khẩu lệnh chiến thuật như anh đang trong những trận đánh quyết liệt... Vợ, con anh phải chịu nỗi vất vả, khổ đau khi phải đối mặt với thực tế phũ phàng ngay tại gia đình mình.
Cùng với sự giúp đỡ tích cực của các tổ chức, cá nhân; vợ, con anh rất cố gắng chăm sóc để anh bớt phần nào đau đớn về cả thể xác và tâm hồn. Người thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ họ chăm sóc anh Củng là Bằng - người con gái thanh niên xung phong đã từng chung chiến hào với anh trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, nay là một bác sĩ. Sau một thời gian rất dài, cuối cùng họ nghĩ ra việc dùng cuốn nhật ký của anh Củng để đọc cho anh nghe mỗi khi căn bệnh thần kinh của anh tái phát, để anh được sống lại với những tháng năm cùng đồng đội trên những chiến trường rực lửa, hy vọng sẽ thay thế được những “trận chiến” khiến cho anh mất sức và thêm những vết thương do va đập khi anh không làm chủ được mình... Thật bất ngờ, anh rất chăm chú nghe như nuốt từng lời trong nhật ký. Những cảm xúc được thể hiện rõ trên khuôn mặt, ánh mắt của anh: Anh khóc khi đồng đội hy sinh, lo lắng khi trận chiến vào những giây phút cam go, khốc liệt; vui sướng khi những trận chiến có anh và đồng đội tham gia giành thắng lợi... Chính nhờ vậy mà những ký ức chiến tranh được lần lượt tái hiện, khiến cho những người như chị Mạ, Quế, dù không được trực tiếp chứng kiến, họ cũng dần hiểu được những chặng đường mà chồng, cha mình đã từng trải qua. Tình tiết của câu chuyện trở nên “có hậu” hơn khi Quế, con gái của anh - một kỹ sư thủy sản tâm huyết với nghề, yêu Bắc - chàng thanh niên mồ côi tuy không được học hành đến nơi đến chốn nhưng lại có vốn kinh nghiệm hiểu biết về thủy, hải sản. Bắc chính là con đẻ của Bằng và người chiến sĩ giải phóng trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa.
Với lối viết tả thực, cốt truyện chặt chẽ, văn phong mạch lạc, giản dị, nhiều tình tiết bất ngờ, xúc động, lôi cuốn người đọc, cuốn tiểu thuyết không những đã khơi dậy được niềm tự hào, trân trọng những cống hiến, hy sinh cao đẹp của những người đã cầm súng giải phóng dân tộc, mà còn ngợi ca sự hy sinh thầm lặng của những người thân của họ. “Cõi đời hư thực”, như lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy làm những gì có thể, để bù đắp phần nào những thiệt thòi, chia sẻ những mất mát hy sinh đối với những thương binh, các gia đình liệt sĩ, chính sách, những người có công với cách mạng.
PHAN NGỌC DOÃN
Nhà văn Bùi Thanh Minh
Sinh năm 1954
Quê quán: Thôn Bích Du, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Nơi ở: 3/202 phố Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Đại tá .Hiện là chuyên viên văn học Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó chủ tịch chi hội nhà văn Quân đội
TÁC PHẨM CHÍNH:
- Kể về một mối tình (tập truyện ngắn)
- Quà bất tử (tập truyện ngắn)
- Trên bến sông Trà (tập truyện ngắn)
- Đêm nổi bão (tập truyện ngắn)
- Biển cạn (tập truyện ngắn)
- Bên sông Trà Lý (tiểu thuyết)
- Cõi đời hư thực (tiểu thuyết)
GIẢI THƯỞNG:
- Giải thưởng truyện ngắn ( Trung ương Đoàn phối hợp Tuần báo văn nghệ )
- Giải thưởng Bộ Quốc phòng.
- Giải thưởng truyện ngắn của Báo Người Hà Nội
- Giải thưởng Lê Quí Đôn lần thứ 3.
- Code:
http://www.mediafire.com/?qoqkz9hpo8dcb3k