Bàn về khế ước xã hội
Sau thời kỳ dài của đêm trường Trung cổ, nhu cầu về thiết lập một trật
tự xã hội mới với nền tảng cơ bản là giải phóng con người, tôn trọng
quyền tự do của con người đặt ra hết sức gay gắt... Các nhà tư tưởng
khai sáng đã xuất hiện và các ông đã có những công trình triết học, văn
học, pháp luật, xã hội học..., nhằm hướng tới xây dựng một xã hội “tự
do, bình đẳng, bác ái”. Montesquieu (1689 - 1755) và Rousseau (1712 -
1778) nổi lên với tư cách là hai nhà tư tưởng có những ảnh hưởng rất lớn
đến cuộc cách mạng tư sản Pháp nói riêng và nền văn minh thế giới nói
chung. Hai tác phẩm: Bàn về tinh thần pháp luật (1748) của Montesquieu
và Bàn về khế ước xã hội (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi
tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng
xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã
hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789. Nhiều quan điểm
trong hai tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối
sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.
Hai tác phẩm ra đời đúng vào thời điểm mà tư tưởng cách tân bị ngăn cản,
cấm đoán bởi các thế lực phong kiến hủ bại và thần quyền đương thời.
Nhưng các tác giả đã dũng cảm thể hiện thái độ và tinh thần xây dựng
tích cực của mình trước hiện thực xã hội. “Bàn về tinh thần pháp luật”
đã đề cập và lý giải hàng loạt vấn đề luật học cũng như các khoa học xã
hội đương thời; phân tích so sánh các nội dung và bản chất của các thể
chế chính trị khác nhau, chỉ ra nhiều điểm hạn chế và tích cực của từng
thể chế; bàn về các yếu tố liên quan đến luật, cách soạn thảo luật và
ứng dụng luật trong các lĩnh vực xã hội...
Bàn về khế ước xã hội cũng đề cập những vấn đề nêu trên nhưng đi theo
hướng tư duy hoàn toàn khác: Nếu như Montesquieu muốn khám phá cái “trật
tự, cái quy luật trong mớ hỗn độn các luật pháp ở mọi xứ sở và mọi thời
đại” thì Rousseau lại cố gắng tìm kiếm trong cái “trật tự dân sự có hay
không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với
con người như con người”; nếu như Montesquieu dùng phương pháp quy nạp
trên cơ sở khảo sát, phân tích đặc điểm từ tự nhiên đến xã hội và các
chính thể để rút ra các nguyên tắc chi phối chúng, thì Rousseau đi từ
những nguyên tắc chung để đưa ra những hình thức chính thể cần phải có.
Vì vậy, Rousseau chỉ đề cập lịch sử chính trị của loài người một cách
khái quát nhất, còn lại tập trung bàn đến vấn đề phải tổ chức lại xã hội
như thế nào. Ông đưa ra những nguyên tắc thiết lập một xã hội lý tưởng
bằng các khế ước - đó là những luật cơ bản như hiến pháp, luật dân sự,
hình sự... mà mọi thành viên trong đó phải tự nguyện tuân theo. Những
khế ước đó bảo đảm các quyền lợi của xã hội, của mỗi thành viên như sự
tự do, bình đẳng, quyền tư hữu... Sau khi đưa ra những nguyên tắc ấy,
Rousseau bàn đến các hình thức chính thể. Ông đề cao chính thể dân chủ -
chính thể mà người dân có thể tham gia nhiều nhất vào các hoạt động
điều hành của nhà nước, đặc biệt là trên lĩnh vực lập pháp. Do đó, bao
trùm tác phẩm là tinh thần xây dựng nguyên tắc của chế độ mới.
Đã hơn 200 năm trôi qua kể từ khi ra đời, Bàn về tinh thần pháp luật và
Bàn về khế ước xã hội không tránh khỏi có một số quan điểm bị lịch sử
vượt qua. Song, những giá trị kinh điển của nó đến nay vẫn còn nguyên
giá trị và các tác phẩm này được xếp vào hàng tinh hoa tư tưởng của nhân
loại.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Sau thời kỳ dài của đêm trường Trung cổ, nhu cầu về thiết lập một trật
tự xã hội mới với nền tảng cơ bản là giải phóng con người, tôn trọng
quyền tự do của con người đặt ra hết sức gay gắt... Các nhà tư tưởng
khai sáng đã xuất hiện và các ông đã có những công trình triết học, văn
học, pháp luật, xã hội học..., nhằm hướng tới xây dựng một xã hội “tự
do, bình đẳng, bác ái”. Montesquieu (1689 - 1755) và Rousseau (1712 -
1778) nổi lên với tư cách là hai nhà tư tưởng có những ảnh hưởng rất lớn
đến cuộc cách mạng tư sản Pháp nói riêng và nền văn minh thế giới nói
chung. Hai tác phẩm: Bàn về tinh thần pháp luật (1748) của Montesquieu
và Bàn về khế ước xã hội (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi
tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng
xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã
hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789. Nhiều quan điểm
trong hai tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối
sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.
Hai tác phẩm ra đời đúng vào thời điểm mà tư tưởng cách tân bị ngăn cản,
cấm đoán bởi các thế lực phong kiến hủ bại và thần quyền đương thời.
Nhưng các tác giả đã dũng cảm thể hiện thái độ và tinh thần xây dựng
tích cực của mình trước hiện thực xã hội. “Bàn về tinh thần pháp luật”
đã đề cập và lý giải hàng loạt vấn đề luật học cũng như các khoa học xã
hội đương thời; phân tích so sánh các nội dung và bản chất của các thể
chế chính trị khác nhau, chỉ ra nhiều điểm hạn chế và tích cực của từng
thể chế; bàn về các yếu tố liên quan đến luật, cách soạn thảo luật và
ứng dụng luật trong các lĩnh vực xã hội...
Bàn về khế ước xã hội cũng đề cập những vấn đề nêu trên nhưng đi theo
hướng tư duy hoàn toàn khác: Nếu như Montesquieu muốn khám phá cái “trật
tự, cái quy luật trong mớ hỗn độn các luật pháp ở mọi xứ sở và mọi thời
đại” thì Rousseau lại cố gắng tìm kiếm trong cái “trật tự dân sự có hay
không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với
con người như con người”; nếu như Montesquieu dùng phương pháp quy nạp
trên cơ sở khảo sát, phân tích đặc điểm từ tự nhiên đến xã hội và các
chính thể để rút ra các nguyên tắc chi phối chúng, thì Rousseau đi từ
những nguyên tắc chung để đưa ra những hình thức chính thể cần phải có.
Vì vậy, Rousseau chỉ đề cập lịch sử chính trị của loài người một cách
khái quát nhất, còn lại tập trung bàn đến vấn đề phải tổ chức lại xã hội
như thế nào. Ông đưa ra những nguyên tắc thiết lập một xã hội lý tưởng
bằng các khế ước - đó là những luật cơ bản như hiến pháp, luật dân sự,
hình sự... mà mọi thành viên trong đó phải tự nguyện tuân theo. Những
khế ước đó bảo đảm các quyền lợi của xã hội, của mỗi thành viên như sự
tự do, bình đẳng, quyền tư hữu... Sau khi đưa ra những nguyên tắc ấy,
Rousseau bàn đến các hình thức chính thể. Ông đề cao chính thể dân chủ -
chính thể mà người dân có thể tham gia nhiều nhất vào các hoạt động
điều hành của nhà nước, đặc biệt là trên lĩnh vực lập pháp. Do đó, bao
trùm tác phẩm là tinh thần xây dựng nguyên tắc của chế độ mới.
Đã hơn 200 năm trôi qua kể từ khi ra đời, Bàn về tinh thần pháp luật và
Bàn về khế ước xã hội không tránh khỏi có một số quan điểm bị lịch sử
vượt qua. Song, những giá trị kinh điển của nó đến nay vẫn còn nguyên
giá trị và các tác phẩm này được xếp vào hàng tinh hoa tư tưởng của nhân
loại.
[You must be registered and logged in to see this link.]