Note: Chào mừng bạn đến với Thư Viện Mở. Hãy Đăng ký thành viên hoặc Đăng nhập để có thể tham gia cùng Thư Viện Mở nhé !

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1trong category f1  -forum cong -cu -tien -ich - Cơ sở trồng trọt Empty Cơ sở trồng trọt Sun Feb 19, 2012 11:25 pm

Admin
Admin
  • Admin

Đề cương ôn tập môn cơ sở trồng trọt.



Code:
http://adf.ly/5hxcx

bản trên mình quên pass zui lên up lại cho mọi người
Code:
http://adf.ly/5im1k
cái này pass là: hatay.forumvi.com

2trong category f1  -forum cong -cu -tien -ich - Cơ sở trồng trọt Empty Re: Cơ sở trồng trọt Thu Feb 23, 2012 9:53 am

doansinhak44
doansinhak44
  • Thành Viên Vip


link bài giảng điện tử chương 1 của cô.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Code:
http://adf.ly/5hzMG

Admin
Admin
  • Admin

Phần đất
1.Phân biệt đá và khoáng vật; khoáng nguyên sinh và khoáng thứ sinh ?
(0,5đ) - Khái niệm khoáng chất
(0,5đ) - Khái niệm về đá
(0,5đ) - Khoáng chất có thể do một nguyên tố hoặc nhiều nguyên tố tạo thành. Cho ví dụ.
(0,5đ) - Đá có thể do một loại khoáng hoặc nhiều loại khoáng tạo thành. Cho ví dụ.
(0,5đ) - Chỉ có khoáng hình thành đá, không có đá hình thành khoáng.
(0,5đ) - Khái niệm khoáng nguyên sinh.
(0,5đ) - Khái niệm khoáng thứ sinh.
* Phân biệt:
- Khác nhau :
(0,5đ) + Khoáng nguyên sinh thường tập trung trong các loại đá mẹ chưa phân huỷ, ví dụ.
(0.5đ) + Khoáng thứ sinh: kích thước nhỏ, tinh thể không nhìn thấy được bằng mắt thường, phân bố rộng rãi trong đất, cho ví dụ.
(0,5đ) - Giống nhau: Là các chất vô cơ được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học.
2. Muốn có đất, đá và khoáng vật phải trải qua các quá trình nào ?
(0,25đ)- Muốn có đất: trước tiên đá và khoáng vật phải trải qua các quá trình phong hoá.
- Khái niệm và phân loại các dạng phong hoá.
(0,25đ) + Khái niệm
(0,5đ) + Phân loại các dạng phong hóa
- Phong hoá lý học.
(0,5đ) + Khái niệm
(0,5đ) + Các yếu tố ảnh hưởng
- Phong hoá hoá học bao gồm 4 quá trình:
(0,5đ) + Quá trình hoà tan.
(0,5đ) + Quá trình hiđrat hoá, cho ví dụ.
(0,5đ) + Quá trình oxi hoá, cho ví dụ.
(0,5đ) + Quá trình thuỷ phân, cho ví dụ.
- Phong hoá sinh học.
(0,5đ) + Khái niệm
(0,5đ) + Các nhân tố ảnh hưởng
3. Cho biết các quá trình phong hoá đá và khoáng vật hình thành đất ?
- Khái niệm và phân loại các dạng phong hoá.
(0,5đ) + Khái niệm
(0,5đ)+ Phân loại các dạng phong hóa
- Phong hoá lý học.
(0,5đ) + Khái niệm
(0,5đ) + Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phong hóa lý học
- Phong hoá hoá học bao gồm 4 quá trình:
(0,5đ )+ Quá trình hoà tan.
(0,5đ)+ Quá trình hiđrat hoá, cho ví dụ.
(0,5đ) + Quá trình oxi hoá, cho ví dụ.
(0,5đ) + Quá trình thuỷ phân, cho ví dụ.
- Phong hoá sinh học.
(0,5đ) + Khái niệm
(0,5đ) + Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phong hóa sinh học
4. Muốn hình thành đất cần phải có đầy đủ các yếu tố nào? Hãy phân tích vai trò của từng yếu tố đó đối với quá trình hình thành đất?
(0,5đ) - Muốn hình thành đất cần phải có đầy đủ 6 yếu tố: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian, con người.
(0,5đ) - Phân tích vai trò của đá tạo thành đất.
- Phân tích vai trò hoạt động của sinh vật:
(0,5đ) + Vai trò của rêu và địa y
(0,5đ) + Vai trò của thực vật
(0,5đ) + Vai trò của động vật
(0,5đ) + Vai trò của vi sinh vật
(0,5đ) - Phân tích vai trò của điều kiện khí hậu.
(0,5đ) - Phân tích vai trò của địa hình.
(0,5đ) - Phân tích yếu tố thời gian
(0,5đ) - Phân tích vai trò hoạt động sản xuất của con người.
5. Trong các yếu tố hình thành đất tự nhiên, theo anh (chị) yếu tố nào là quan trọng nhất? Tại sao?
(0,25đ) - Trong các yếu tố hình thành đất tự nhiên thì không thể kể đến hoạt động của con người. Vì vậy chỉ bao gồm: Đá tạo thành đất, điều kiện khí hậu, địa hình, thời gian và hoạt động của sinh vật.
(0,5đ) - Sự hình thành lớp vỏ phong hoá phụ thuộc vào các yếu tố: đá gốc, vị trí địa hình, thời gian, khí hậu,… sản phẩm phong hoá của mỗi đới tự nhiên có đặc điểm riêng. cho ví dụ?
(0,5đ) - Phân tích vai trò của Đá tạo thành đất.
- Phân tích vai trò hoạt động của sinh vật:
(0,5đ) + Vai trò của rêu và địa y
(0,5đ) + Vai trò của thực vật
(0,5đ) + Vai trò của động vật
(0,5đ) + Vai trò của vi sinh vật
(0,5đ) - Phân tích vai trò của điều kiện khí hậu.
(0,5đ) - Phân tích vai trò của địa hình.
(0,5đ) - Phân tích yếu tố thời gian
(0,25 đ) - Kết luận: hoạt động của sinh vật là quan trọng nhất để hình thành đất tự nhiên, vì không có xác sinh vật thì vỏ phong hoá chỉ là mẫu chất. Chưa thể có mùn là vật chất quan trọng tạo ra độ phì nhiêu của đât.
6. Các phần tử chất rắn, các phân tử chất lỏng, chất khí và các ion được giữ lại trong đất nhờ hiện tượng gì? Hãy trình bày cơ chế các quá trình đó?
(0,25đ)- Các phân tử chất rắn, các phân tử chất lỏng, chất khí và các ion được giữ lại trong đất nhờ hiện tượng hấp phụ.
(0,25đ) - Định nghĩa hấp phụ.
(0,5đ) - Hấp phụ cơ học.
(0,5đ) - Hấp phụ lý học.
(0,5đ) - Hấp phụ sinh học.
(0,5đ) - Hấp phụ hoá học.
- Hấp phụ trao đổi:
(0,5đ) + Khái niệm về hấp phụ trao đổi, viết phương trình minh hoạ.
(0,5đ) + Phản ứng hấp phụ và trao đổi là quá trình thuận nghịch (viết phương trình minh hoạ). (0,5đ) + Phản ứng hấp phụ trao đổi phụ thuộc vào bản chất cation và nồng độ của chúng (hoá trị, bán kính ion, bán kính thuỷ hoá).
(0,5đ) + Phản ứng hấp phụ trao đổi phụ thuộc vào từng dạng keo.
(0,5đ) + Phản ứng hấp phụ trao đổi phụ thuộc vào pH môi trường.
(Yêu cầu nêu đầy đủ nội dung các quá trình)
7. Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất hữu cơ và hình thành chất mùn ? Thành phần và tính chất của mùn ?
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất hữu cơ và hình thành chất mùn:
(0,5đ) - Các hệ enzyme và chất lượng các sản phẩm phân giải.
(0,5đ) - Số lượng các vi sinh vật đất.
(0,5đ) - Tính chất đất.
(0,5đ) - Nhiệt độ và phản ứng của dung dịch đất.
Thành phần và tính chất của mùn bao gồm:
(0,25đ) - Bitum
(0,5đ) - Axit ulmic (nêu thành phần tính chất vật lý, hoá học của axit ulmíc).
- Axit humic (nêu thành phần tính chất vật lý, hoá học của axit humíc).
(0,5đ) + Nêu tính chất vật lý
(0,5đ) + Nêu tính chất hóa học
- Axit fulvic (nêu thành phần tính chất vật lý, hoá học của axit fulvíc)
(0,25đ) + Nêu tính chất vật lý
(0,5đ) + Nêu tính chất hóa học
(0,5đ) - Humin và ulmin.
8. Trình bày những quy luật hấp phụ trao đổi ion trong đất ?
(0,5 đ) - Khái niệm về hấp phụ trao đổi
(0,5 đ) Viết phương trình phản ứng minh họa
- Phản ứng hấp phụ và trao đổi cation phụ thuộc vào bản chất cation và nồng độ của chúng:
(0,5 đ) + Phụ thuộc hoá trị.
(0,5 đ) + Phụ thuộc bán kính cation.
(0,5 đ) + Phụ thuộc vào mức độ thuỷ hoá cation.
(0,5 đ) + Phụ thuộc vào nồng độ.
(0,5 đ) - Phản ứng hấp phụ và trao đổi cation phụ thuộc vào thành phần keo.
(0,5 đ) Ví dụ minh họa.
(0,5 đ) - Phản ứng hấp phụ và trao đổi cation phụ thuộc vào pH dung dịch.
(0,5 đ) Giải thích.
9. Trong đất có những loại độ chua nào ? Ý nghĩa của từng loại độ chua ấy? Trong khi phân tích độ chua của đất có khi nào độ chua thuỷ phân lại nhỏ hơn độ chua trao đổi không? Giải thích.
(0,5đ) - Trong điều kiện tự nhiên, phản ứng của dung dịch đất không ngoài phạm vi pH = 4-8. Bao gồm:
+ Độ chua hoạt tính
+ Độ chua tiềm tàng: Độ chua trao đổi
Độ chua thuỷ phân
(0,5đ) - Cơ chế gây độ chua hoạt tính (pHH2O), viết phương trình phân li.
(0,5đ) - Mối quan hệ giữa độ chua hoạt tính với nồng độ CO2 trong không khí.
(0,5đ) - Cơ chế gây độ chua trao đổi
(0,5đ) Viết phương trình trao đổi
(0,5đ) - Cơ chế gây độ chua thuỷ phân
(0,5đ) Viết phương trình phản ứng
(0,5đ) - Minh hoạ sự chênh lệch giữa độ chua trao đổi và độ chua thuỷ phân theo Nguyễn Mười.
(0,5đ) - Trong khi phân tích độ chua thuỷ phân, có một số trường hợp ngoại lệ, thấy độ chua thuỷ phân thấp hơn độ chua trao đổi.
(0,5đ) Giải thích.
10. Khả năng đệm của đất là gì ? Do đâu mà có? Cho biết cách nâng cao khả năng đệm của đất.
(0,5đ) - Định nghĩa khả năng đệm của đất.
- Đất có khả năng đệm do 3 lí do:
+ Sự có mặt của axit yếu và muối của chúng,
(0,5đ) Viết phương trình phản ứng khi trong môi trường đất có mặt axit
(0,5đ) Viết phương trình phản ứng khi trong môi trường đất có mặt bazơ
+ Sự có mặt của axit hữu cơ và muối của chúng.
(0,5đ) Viết phương trình phản ứng khi trong môi trường đất có mặt axit
(0,5 đ) Viết phương trình phản ứng khi trong môi trường đất có mặt bazơ
+ Sự có mặt của keo đất.
(0,5đ) Viết phương trình phản ứng khi trong môi trường đất có mặt axit
(0,5đ) Viết phương trình phản ứng khi trong môi trường đất có mặt bazơ
(0,5đ) - Muốn nâng cao khả năng đệm của đất ta phải cải tạo đất theo ba hướng: tăng cường sự có mặt của axit yếu và muối của chúng: bón vôi + phân hữu cơ để quá trình phân giải sẽ giải phóng CO2 H2CO3 + Ca2+  CaHCO3/ H2CO3.
(0,5đ) - Tăng cường axit hữu cơ và muối của chúng: bón phân hữu cơ + lân + vôi.
(0,5đ) - Tăng cường bón phù sa, bùn ao, cày sâu dần lật đất ở tầng đế cày để tăng cường sét.

11. Dựa vào thành phần cơ giới đất, hãy cho biết cách cải tạo đất xám bạc màu.
Đất xám bạc màu:
(0,5đ) - Phân bố
(0,5đ) - Thực vật chỉ thị
(0,5đ) - Hình thái phẫu diện
(0,5đ) - Thành phần cơ giới: cát pha, thịt nhẹ có màu xám trắng. ..
(0,5đ) Cấu trúc rời rạc, lắng nhanh, do nằm ở vùng địa hình nghiêng dốc, tập quán canh tác lạc hậu, để nước chảy tràn rửa trôi nên thường chua, hàm lượng mùn thấp, dung tích hấp phụ thấp … - Cách cải tạo:
(0,5đ) + Cải tạo đất chua
(0,5đ) + Cày sâu dần
(0,5đ) + Thuỷ lợi
(0,5đ) + Luân canh
(0,5đ) + Bón phân
12. Hãy trình bày khái niệm về keo đất và cách phân loại keo đất ?
- Trình bày khái niệm về keo đất và vẽ sơ đồ cấu tạo mixen keo theo Goocbunôv.
(0,5 đ) + Khái niệm keo đất (0,5 đ)
(0,5 đ) + Sơ đồ cấu tạo mixen keo (0,5 đ)
- Giải thích sơ đồ.
(0,25 đ) + Nhân keo
(0,25 đ) + Tầng ion quyết định thế hiệu
(0,5 đ) + Tầng ion bù
- Phân loại theo nguồn gốc hình thành:
(0,5 đ) + Keo hữu cơ, cho ví dụ.
(0,5 đ) + Keo vô cơ, cho ví dụ.
(0,5 đ) + Keo hữu cơ - vô cơ, cho ví dụ.
- Phân loại theo dấu điện tích:
(0,5 đ) + Keo âm (cho ví dụ).
(0,5 đ) + Keo dương (cho ví dụ).
(0,5 đ) + Keo lưỡng tính (cho ví dụ).
13. Phân tích quá trình khoáng hoá và mùn hoá, từ đó cho biết ở Việt Nam vai trò của chất hữu cơ và mùn cái nào đóng vai trò chủ đạo? Tại sao ?
(0,5 đ) - Nêu qúa trình khoáng hoá chất hữu cơ (thuỷ phân, oxi hoá - khử) và các sản phẩm phân giải chất hữu cơ (trong điều kiện đủ và thiếu oxi).
(0,5 đ) - Điều kiện ảnh hưởng đến khoáng hoá: tỉ lệ c/v, thành phần và cấu tạo chất hữu cơ. (0,5 đ) - Qúa trình mùn hoá: Bản chất của quá trình mùn hoá là quá trình sinh học.
- Các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình mùn hoá:
(0,5 đ) + Các sản phẩm phân giải của các hợp chất hữu cơ là nguồn gián tiếp góp phần tạp mùn, chúng tạo nên các sản phẩm trung gian: qui nol, phenol, các aminoaxit  các sản phẩm này tham gia vào các phản ứng sinh hoá ngưng tụ tạo ra mùn.
(0,5 đ) + Giới động vật và đặc biệt là giun đất khi sử dụng chất hữu cơ để tiêu hoá đã tạo nên sản phẩm tái tổng hợp trong điều kiện kị khí  chúng tái tổ hợp, ngưng tụ giữa các hợp chất với nhau tạo mùn.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất hữu cơ và hình thành mùn:
(0,5 đ) + Các chất hữu cơ giàu đạm và protein dễ được các enzym trong xác động, thực vật phân giải và đi vào quá trình hình thành mùn dễ hơn linhin, sáp, nhựa.
(0,5 đ) + Số lượng VSV trung bình tốt cho mùn hoá, hoạt động sinh học quá mạnh hoặc quá yếu đều không tốt cho hình thành mùn.
(0,25 đ) + Đất sét, sét pha thuận lợi cho hình thành mùn, đất cát thuận lợi cho khoáng hoá.
(0,25 đ) + Nhiệt độ thích hợp cho hình thành mùn 25-300C.
(0,5 đ) + pH dung dịch đất 5,5-6,5 phù hợp cho hình thành mùn, ở độ chua thấp hơn nấm và xạ khuẩn hoạt động mạnh không tốt cho hình thành mùn.
(0,5 đ) - Qua những yếu tố hình thành mùn trên chúng ta thấy Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới nóng ẩm: nhiệt độ cao, VSV hoạt động mạnh, đất phần lớn là chua, ẩm độ phân bố không đều trong năm, đất phần lớn là đất có thành phần cơ giới nhẹ vì vậy quá trình khoáng hoá mạnh, mùn hoá kém. Với đặc điểm như vậy chúng ta không thể tích riêng vai trò của mùn mà phải nói là vai trò của chất hữu cơ.
14. Phần tử nào trong đất liên quan đến dung tích hấp phụ, độ chua và khả năng đệm của đất. Hãy viết cơ chế của các quá trình đó.
(0,5 đ) - Phần tử trong đất có liên quan đến dung tính hấp thụ, độ chua và khả năng đệm của đất là keo đất. Chỉ có keo âm mới liên quan đến cả 3 tính chất đó của đất.
(0,5 đ) - Định nghĩa keo.
(0,5 đ) - Vẽ sơ đồ keo âm theo Goocbunop.
(0,5 đ) - Giải thích sơ đồ đầy đủ.
(0,5 đ) - Do cấu trúc của keo âm như vậy nên nó có quan hệ mật thiết đến dung tính hấp phụ, độ chua và khả năng đệm của đất.
(0,5 đ) - Dung tính hấp phụ (định nghĩa) T = S + H.
(0,5 đ) - Thành phần keo đất liên quan tới dung tính hấp phụ của đất; ví dụ.
(0,5 đ) - Toàn bộ lớp ion bù của các keo trong 100 gam đất là dung tính hấp phụ T của đất. Trong đó có những ion mang tính axit tiềm tàng như Al3+, H+, viết phương trình xác định độ chua trao đổi và phương trình xác định độ chua thuỷ phân.
(0,5 đ) - Cũng do cấu tạo của keo âm, lớp ion bù gồm các cation, các cation đó có thể mang tính kiềm hoặc mang tính axit nên nó có khả năng đệm. Đệm là do khả năng trao đổi cation hấp phụ bới keo đất chống lại sự thay đổi pH của môi trường ngoài.
(0,5đ)-Viết phương trình tính đệm trong môi trường kiềm và môi trường axit.
15. Muốn làm tăng khả năng hấp phụ của đất theo anh (chị) cần phải làm gì ? Trong các loại hấp phụ, loại nào quan trọng nhất ?
(0,5đ) - Nêu định nghĩa hấp phụ.
(0,5đ) - Muốn làm tăng khả năng hấp phụ của đất phải căn cứ vào 5 dạng hấp phụ để tác động vào đất làm tăng đồng thời cả 5 dạng hấp phụ đó.
(0,5đ) - Nêu nội dung hấp phụ cơ giới, muốn làm tăng hấp phụ cơ giới phải làm đất tơi xốp tăng cường các đường mao quản.
(0,5đ) - Nêu nội dung hấp phụ vật lí, muốn làm tăng hấp phụ vật lí phải làm tăng tổng diện tích bề mặt các hạt để làm tăng năng lượng hấp phụ bề mặt: Làm đất tơi xốp.
(0,5đ) - Nêu nội dung hấp phụ sinh học, muốn làm tăng hấp phụ sinh học phải tạo điều kiện cho rễ cây và vi sinh vật hô hấp, chúng mới tăng cường hấp thu dinh dưỡng khoáng, đất phải làm tơi xốp, thoáng khí, đủ oxi.
(0,5đ) - Nêu nội dung hấp phụ hoá học, muốn tăng cường hấp phụ hoá học chủ yếu là tăng cường quá trình cố định lân trong đất. Đất phải có đầy đủ oxi để chuyển Fe, Al thành dạng Fe+3, Al+3 cố định lân dưới dạng AlPO4, FePO4. Như vậy đất cũng phải làm tơi xốp thoáng khí.
- Nêu nội dung hấp phụ trao đổi.
(0,25đ) + Khái niệm về hấp phụ trao đổi, viết phương trình minh hoạ.
(0,25đ) + Phản ứng hấp phụ và trao đổi là quá trình thuận nghịch (viết phương trình minh hoạ).
(0,25đ) + Phản ứng hấp phụ trao đổi phụ thuộc vào bản chất cation và nồng độ của chúng (hoá trị, bán kính ion, bán kính thuỷ hoá).
(0,25đ) + Phản ứng hấp phụ trao đổi phụ thuộc vào từng dạng keo.
(0,25đ) + Phản ứng hấp phụ trao đổi phụ thuộc vào pH môi trường.
(0,25đ) Muốn làm tăng cường hấp phụ trao đổi liên quan đến thành phần keo, pH môi trường, vì vậy phải tăng cường hệ keo và cải tạo pH môi trường bằng cách bón phân hữu cơ, phân xanh, bùn ao, cày sâu dần lật đất, kết hợp với bón vôi cải tạo đất.
(0,5đ) - Trong các loại hấp phụ thì hấp phụ trao đổi là quan trọng nhất. Hấp phụ trao đổi liên quan đến keo đất. Keo đất thường được ví như một kho dự trữ thức ăn cho cây. Khi cây muốn lấy thức ăn từ keo nó phải có sự trao đổi ion.
16. Phản ứng của dung dịch đất là gì ? Tại sao người ta ký hiệu độ chua của đất bằng chữ pH ? Giữa độ chua trao đổi và độ chua thuỷ phân có gì giống và khác nhau?
(0,5đ) - Khái niệm phản ứng dung dịch đất.
(0,5đ) - Phản ứng của dung dịch phụ thuộc mối tương quan nồng độ giữa ion H+ và ion OH trong đất.
(0,5đ) - Viết phản ứng phân li của nước và biểu thức hằng số cân bằng.
(0,5đ) - Tính nồng độ ion H+.
(0,5đ) - Công thức tính pH của Xơrenxen.
(0,5đ) - pH là chữ viết tắt potential of hydrozen ions (tiềm thế ion hydrozen), chữ H viết in vì nó biểu hiện danh từ riêng ion Hydrozen.
(0,25 đ) - Giữa độ chua trao đổi và độ chua thuỷ phân có điểm giống nhau cơ bản đó là chúng đều là độ chua tiềm tàng, có liên quan tới cấu tạo của keo đất. Cả hai đều được tạo ra do các ion H+, Al3+ hấp phụ ở lớp ion bù của keo đất.
(0,5đ) Vẽ sơ đồ keo minh hoạ.
(0,25 đ) Khác nhau: chúng khác nhau về mặt trị số.
(0,5đ) Khi dùng một muối trung tính KCl tác động vào đất, ion K+ không đẩy hết được các cation ở lớp ion không di chuyển, vì thế nó chưa phản ánh hết giá trị tiềm tàng độ chua của đất.
Khi chúng ta dùng NaCH3COO tác động vào đất.
CH3COONa + H2O  CH3COOH + NaOH  CH3COOH + Na+ + OH.
(0,5đ) Chính sự phân li kiềm là nguyên nhân chính đẩy hết ion H+ và Al3+ khỏi keo đất. Vì thế độ chua thuỷ phân lớn hơn độ chua trao đổi về mặt nồng độ ion H+.
17. Hãy trình bày cơ chế xuất hiện điện tích của keo đất ? Cho biết những loại keo nào có khả năng hấp phụ cation, viết phương trình phản ứng ?
(0,25đ) - Cơ chế thay thế đồng hình dị chất hình thành keo âm thường xuyên xảy ra ở khối tứ diện do Al3+ thay Si4+.
(0,25đ) - Viết cơ chế trao đổi xảy ra ở khối bát diện do Mg2+ thay Al3+.
(0,5 đ) - Keo mang điện tích âm không ổn định do điện tích thay đổi theo pH môi trường. pH nghiêng về phía kiềm, điện tích âm càng lớn và ngược lại.
(0,25 đ) Viết cơ chế trao đổi
(0,5 đ) Viết sơ đồ keo hữu cơ thay đổi điện tích theo pH.
(0,5 đ) Viết sơ đồ keo khoáng thay đổi điện tích theo pH.
(0,5 đ) - Keo dương xuất hiện khi pH môi trường thay đổi về phía axit. Nhóm OH- trong lưới tinh thể Gipxit của keo khoáng sẽ phân li ra môi trường.
(0,5 đ) - Viết sơ đồ phân ly.
(0,25đ) - Keo lưỡng tính Fe(OH)3, Al(OH)3 thay đổi dấu điện tích khi pH môi trường thay đổi.
(0,25đ) Viết sơ đồ phân li trong môi trường axit.
(0,25đ) Viết sơ đồ phân li trong môi trường kiềm.
(0,5 đ) - Các keo mang điện tích âm có khả năng hấp phụ cation, nêu tên các keo âm.
(0,5 đ) - Viết phương trình hấp phụ trao đổi giữa keo đất với cation.
Phần sâu bệnh hại cây trồng
18. Hãy cho biết các yếu tố quyết định tính miễn dịch và tính chống bệnh của cây trồng ?
(0,5đ) Các yếu tố quyết định tính miễn dịch và chống bệnh của cây trồng chính là khả năng miễn dịch bẩm sinh phát triển trong quá trình hình thành của loài và miễn dịch tạo được hình thành trong quá trình phát triển cá thể.
- Trình bày các yếu tố quyết định tính miễn dịch bẩm sinh của cây trồng:
(0,5đ) + Phản ứng tự chết của mô tế bào
(0,5đ) + Hiện tượng thực bào
(0,5đ) + Phản ứng kháng độc tố - kháng men
(0,5đ) + Hình thái cấu tạo của cây
(0,5đ) + Thành phần lý hoá học của cây
(0,5đ) + Xử lý hạt giống trước khi gieo
(0,5đ) + Bón phân đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, chú ý các nguyên tố vi lượng
(0,5đ) + Sử dụng các chất kháng sinh
(0,5đ) + Kỹ thuật canh tác hợp lý
19. Khi cây bị bệnh, trong cây có những biến đổi gì ? Những điều kiện ảnh hưởng đến những biến đổi đó?
- Trong cơ thể cây bị bệnh diễn ra những quá trình sinh lý hoá sinh đặc trưng khác với cây khoẻ bình thường. Những biến đổi bên trong cây bị bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố, chủ yếu là các điều kiện sau:
(0,25 đ) + Những đặc điểm sinh học, tính dinh dưỡng và khả năng gây bệnh của vật kí sinh.
(0,25 đ) + Những đặc điểm trao đổi chất và mức độ chống chịu của cây chủ .
(0,25 đ) + Cường độ bệnh và pha phát triển của bệnh.
(0,25 đ) + Điều kiện môi trường.
(0,5đ) - Khi cây bị bệnh trong cơ thể diễn ra các quá trình sinh lý, hoá sinh đặc trưng khác với cây khoẻ, đó là kết quả tương hỗ giữa cây chủ với vật kí sinh, nó bao gồm các mặt chủ yếu sau:
- Những biến đổi tính chất hoá lý của chất nguyên sinh.
(0,25 đ) + Độ thẩm thấu của màng nguyên sinh thay đổi
(0,25 đ) + Độ keo nhớt của chất nguyên sinh thay đổi
(0,25 đ) + Sự thay đổi về kích thước của các cơ quan tử (lạp thể, nhân tế bào)
- Thay đổi chế độ nước của cây.
(0,5đ) + Cường độ thoát hơi nước bị biến đổi mạnh
(0,5đ) + Kí sinh vật phá huỷ cơ quan hút nước vào cây và cơ quan vận chuyển nước
- Thay đổi cường độ quang hợp.
(0,25 đ) + Diện tích quang hợp bị thu hẹp
(0,25 đ) + Hàm lượng diệp lục bị giảm sút
(0,25 đ) + Giảm hàm lượng gluxit trong cây
(0,5đ) - Hô hấp của cây bị bệnh
- (0,5đ) Sự biến đổi trong quá trình trao đổi các chất đồng hoá
20. Hãy cho biết khi nào một cây được coi là bị bệnh? Nguyên nhân biểu hiện bệnh lý của cây và những điều kiện ảnh hưởng đến biến đổi bên trong cây bị bệnh?
(0,5đ) - Định nghĩa về bệnh cây.
(0,5đ) - Từ định nghĩa về bệnh cây chúng ta thấy một cây có thể bị coi là bị bệnh khi nó sinh trưởng phát triển không bình thường, dẫn đến giảm sút năng suất và phẩm chất.
- Có nhiều nguyên nhân làm cây bị bệnh, bao gồm các nguyên nhân: sinh vật và phi SV:
(0,5đ) + Nguyên nhân sinh vật gồm có: vi khuẩn, vi rus, nấm, dịch khuẩn bào, rong, tảo, tuyến trùng v.v...
(0,5đ) + Nguyên nhân phi sinh vật gồm có: điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, pH môi trường, phân bón (thừa hoặc thiếu nguyên tố dinh dưỡng).
(0,5đ) - Tất cả các nguyên nhân đó khi tác động vào cây làm cho cây biến đổi, có thể có những biểu hiện ra bên ngoài gọi là triệu chứng hoặc có những biến đổi về mặt sinh lí, hoá sinh khác với cây khoẻ bình thường.
- Triệu chứng thường biểu hiện rõ trong các trường hợp:
(0,25 đ) + Héo úa toàn cây hoặc từng bộ phận
(0,25 đ) + Thối nhũn
(0,25 đ) + Vết đốm
(0,25 đ) + Biến màu, biến dạng
(nêu nội dung từng biểu hiện và cho ví dụ)
- Những thay đổi về mặt sinh lí, sinh hoá:
(0,25 đ) + Thay đổi tính chất hoá lí chất nguyên sinh
(0,25 đ) + Thay đổi chế độ nước
(0,25 đ) + Thay đổi cường độ hô hấp
(0,25 đ) + Giảm sút quang hợp
(0,25 đ) + Thay đổi quá trình trao đổi nitơ
(nêu nội dung các quá trình đó).
(0,25 đ) - Những biến đổi trong cây bị bệnh là kết quả tương hỗ giữa cây chủ và VSV kí sinh, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm sinh học, tính dinh dưỡng và khả năng gây bệnh của vật kí sinh; đặc điểm trao đổi chất và tính chống chịu của cây chủ; cường độ và pha phát triển của bệnh; điều kiện môi trường.
21. Hãy trình bày tóm tắt các biện pháp trong hệ thống biện pháp phòng trừ tổng hợp bảo vệ thực vật. Theo anh (chị) biện pháp nào quan trọng nhất ? Tại sao ?
Hệ thống phòng trừ tổng hợp bảo vệ thực vật gồm 6 biện pháp:
- Biện pháp canh tác:
(0,25 đ) + Luân canh
(0,25 đ) + Bón phân hợp lý
(0,25 đ) + Thời vụ gieo trồng
(0,25 đ) + Vệ sinh đồng ruộng.
(0,5đ) - Biện pháp sử dụng giống chống sâu bệnh.
- Biện pháp sinh học:
(0,25 đ) + Sử dụng siêu kí sinh
(0,25 đ) + Sử dụng vi sinh vật đối kháng và các chất kháng sinh
(0,25 đ) + Sử dụng phitonxit
(0,25 đ) + Sử dụng côn trùng kí sinh và bắt mồi.
(0,5đ) - Biện pháp kiểm dịch thực vật.
(0,5đ) - Biện pháp cơ giới vật lí.
(0,5đ) - Biện pháp hoá học.
(0,25 đ) - Biện pháp hoá học là biện pháp quan trọng nhất vì tính hiệu quả nhanh và triệt để, nó có khả năng ngăn chặn, dập tắt dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nhưng khi sử dụng phải tuân thủ theo nguyên tắc.
(0,25 đ) + Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế
(0,25 đ) + Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: xử lý hạt giống, bón thuốc vào vùng rễ…
(0,25 đ) + Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 3 đúng: đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng lúc và đúng cách

22. Trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật biện pháp nào là quan trọng nhất? Tại sao người ta nói thuốc hoá học bảo vệ thực vật là con dao hai lưỡi, điều đó có đúng không ? Hãy cho biết nên sử dụng “lưỡi” nào cho đúng để nâng cao hiệu quả dùng thuốc ?
- Hệ thống biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại cây trồng bao gồm 6 biện pháp:
(0,5 đ) + Biện pháp canh tác
(0,5 đ) + Biện pháp sử dụng giống chống sâu bệnh
(0,5 đ + Biện pháp sinh học
(0,5 đ + Biện pháp kiểm dịch thực vật
(0,5 đ + Biện pháp cơ giới vật lý
(0,5 đ + Biện pháp hoá học.
(Yêu cầu nêu nội dung tóm tắt của 6 biện pháp)
(0,5 đ) - Trong hệ thống đó thì biện pháp hoá học có tác dụng quan trọng nhất trong việc phòng trừ sâu, bệnh vì tính hiệu quả nhanh và triệt để: nhờ biện pháp hoá học nhiều vụ gieo trồng bị nạn dịch sâu và bệnh đe doạ lớn nhưng kịp thời ngăn chặn, dập tắt, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
(0,25 đ) Thuốc hoá học bảo vệt thực vật được ví như con dao hai lưỡi. Hai lưỡi đó là biểu hiện của 2 mặt tích cực và tiêu cực.
(0,25 đ) Biểu hiện tích cực của thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
(0,25 đ) Biểu hiện tiêu cực của thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
Nên sử dụng mặt tích cực của thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao hiệu quả dùng thuốc, muốn vậy phải sử dụng thuốc theo nguyên tắc 3 đúng:
(0,25 đ) + Đúng thuốc
(0,25 đ) + Đúng lúc, đúng cách
(0,25 đ) + Đúng nồng độ và liều lượng

23. Ở côn trùng có những hiện tượng và xu tính gì? Con người lợi dụng những hiểu biết về côn trùng trong công tác bảo vệ thực vật như thế nào?
(0,5đ) - Ở côn trùng, người ta thường gặp hiện tượng ngừng dục và xu tính mùi vị, xu tính ánh sáng. Khái niệm về hiện tượng ngừng dục ở côn trùng.
- Ở côn trùng ngừng dục thường biểu hiện 3 trạng thái:
(0,5đ) + Hôn mê (nêu nội dung).
(0,5đ) + Ngừng phát dục tự do (nêu nội dung).
(0,5đ) + Ngừng phát dục bắt buộc (nêu nội dung).
(0,5đ) - Hiện tượng ngừng dục là đặc điểm sinh lý đặc trưng biểu hiện của một số loài sâu hại có liên quan đến việc dự tính, dự báo các lứa sâu hại. Trong công tác phòng trừ sâu hại phải có các dự tính, dự báo chính xác các lứa sâu hại và kết quả nghiên cứu về quy luật ngừng dục của từng loài sâu hại. Người ta tránh không dùng thuốc hoá học vào giai đoạn ngừng dục vì khi đó mọi hoạt động sống của sâu hại giảm xuống mức thấp nhất, thuốc trừ sâu không có tác dụng.
- Khái niệm xu tính ở côn trùng: các yếu tố ánh sáng, mùi vị v.v… được coi là nguồn kích thích hoạt động sống của sâu hại. Căn cứ vào loại nguồn kích thích người ta chia xu tính của sâu hại thành: xu tính ánh sáng và xu tính mùi vị.
(0,5đ) + Xu tính dương ánh sáng
(0,5đ) + Xu tính dương hoá học
(0,5đ) + Xu tính âm ánh sáng
(0,5đ) + Xu tính âm hóa học
(0,5đ) - Con người lợi dụng xu tính ánh sáng và xu tính mùi vị để bẫy côn trùng hoặc xua đuổi côn trùng: ví dụ bẫy đèn, hội hoa đăng hoặc bả chua ngọt, nhưng phải lưu ý: điều tra các loại côn trùng có lợi và có hại, nếu tỉ lệ côn trùng có lợi cao thì không được sử dụng các biện pháp trên vì côn trùng có lợi cũng có các xu tính trên.
24. Hãy trình bày các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới côn trùng ?
Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến côn trùng chia thành hai nhóm.
- Yếu tố vô sinh:
+ Nhiệt độ môi trường
(0,25 đ) Ảnh hưởng của khoảng nhiệt độ thấp đến côn trùng
(0,25 đ) Ảnh hưởng của khoảng nhiệt độ cao đến côn trùng
(0,25 đ) Ảnh hưởng của khoảng nhiệt độ côn trùng hoạt động
(0,25 đ) Tổng tích ôn hữu hiệu
(0,5đ) + Ẩm độ lượng mưa
(0,5đ) + Ánh sáng và các nhân tố vô sinh khác
- Yếu tố hữu sinh:
+ Thức ăn của sâu hại
(0,25 đ) Một số loại thức ăn của côn trùng: thực vật, động vật, phân, chất cặn bã ...
(0,25 đ) Côn trùng đơn thực
(0,25 đ) Côn trùng đa thực
(0,25 đ) Côn trùng quả thực
+ Yếu tố thiên địch
(0,5 đ) Nhóm vi sinh vật
(0,25 đ) Nhóm côn trùng
(0,25 đ) Các động vật ăn côn trùng
+ Yếu tố con người tác động tích cực và tiêu cực: Con người gây biến đổi sâu sắc cho môi trường:
(0,5đ) Tiêu cực: Con người gây những thay đổi nếu có lợi cho loài này thì lại có hại cho loài kia, gây nên mất cân bằng: đốt rừng làm lương, độc canh vv…
(0,5đ) Tích cực: Đã ý thức được về cân bằng sinh thái, đề ra hệ thống biện pháp bảo vệ thực vật, đảm bảo bảo vệ môi trường…
25. Sự giống và khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn ở côn trùng hại cây nông nghiệp?
(0,5đ) - Sâu hại cây trồng nói riêng và côn trùng nói chung trong quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản có những biến đổi hình thái đặc trưng gọi là biến thái. Có 2 loại biến thái: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
- Biến thái hoàn toàn ở côn trùng hại cây nông nghiệp gồm 4 giai đoạn:
+ Nêu nội dung pha trứng bao gồm:
(0,25 đ) Thời gian của pha trứng
(0,25 đ) Hình dạng
(0,25 đ) Phương thức đẻ trứng.
+ Nêu nội dung pha sâu non bao gồm:
(0,25 đ) Thời gian
(0,25 đ) Đặc điểm lột xác…
(0,25 đ) Đặc điểm gây hại
(0,25 đ) Phương thức gây hại
+ Pha nhộng:
(0,25 đ) Thời gian pha nhộng
(0,25 đ) Đặc điểm của pha nhộng.
(0,25 đ) Các loại hình nhộng
+ Pha trưởng thành:
(0,5đ)  Tính trưởng thành về hình thái không gắn liền với trưởng thành sinh dục nên có tính ăn thêm, gây hại ở pha trưởng thành.
(0,5đ)  Tính trưởng thành về hình thái gắn liền với trưởng thành về sinh dục. Phần phụ miệng không phát triển, thoái hoá, không gây hại ở giai đoạn trưởng thành.
(0,5đ)  Cả 2 loại đều đẻ trứng ở giai đoạn trưởng thành để gây hại ở pha sâu non. Ở pha trưởng thành sâu hại có tập quán sinh sống và biểu hiện xu tính khác nhau, hiểu rõ xu tính và tập quán của chúng sẽ có biện pháp phòng ngừa ngay ở pha trưởng thành (bẫy bả, hội hoa đăng).
(0,5đ) - Biến thái không hoàn toàn chỉ có 3 giai đoạn: trứng, sâu non và sâu trưởng thành. Ở loại biến thái này hình thái sâu non có dạng gần giống sâu trưởng thành, chỉ khác nhau rõ rệt về kích thước cơ thể. Lần lột xác cuối cùng sâu non biến thành sâu trưởng thành. Tập quán sống và thức ăn của sâu non và sâu trưởng thành giống nhau. Còn ở biến thái hoàn toàn, sâu non và sâu trưởng thành có hình thái hoàn toàn khác biệt nhau, tập quán sống và thức ăn hoàn toàn khác nhau. Ví dụ minh họa.
26. Cho biết ảnh hưởng của các yếu tố hữu sinh và con người đối với côn trùng?
* Ảnh hưởng của yếu tố hữu sinh tới sâu hại bao gồm:
(0,5đ) - Thức ăn là nhân tố sinh thái quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tập tính và hoạt tính của sâu hại (cho ví dụ về sâu đơn thực, sâu đa thực, thức ăn thực vật, thức ăn động vật).
(0,5đ) - Loại thức ăn ưa thích và loại thức ăn hạn chế sử dụng của sâu hại.
(0,5đ) - Mối quan hệ giữa côn trùng với côn trùng, cho ví dụ.
(0,5đ) - Mối quan hệ giữa côn trùng với các động vật khác, cho ví dụ.
* Ảnh hưởng của con người đối với đời sống sâu hại:
(0,5đ) - Hoạt động của con người gây biến đổi sâu sắc cho môi trường tự nhiên.
(0,5đ) - Đốt rừng làm nương rẫy.
(0,5đ) - Chế độ độc canh.
(0,5đ) - Yếu tố thời vụ.
(0,5đ) - Vệ sinh đồng ruộng.
(0,5đ) - Giao lưu thương mại.
Phân bón
27. Trong đất lân thường tồn tại dưới những dạng nào? Với những hiểu biết về quá trình biến đổi lân, hãy cho biết cách sử dụng lân có hiệu quả trên đất miền núi.
(0,5đ) Trong đất hàm lượng lân ít nhiều phụ thuộc vào tính chất của đá mẹ, thành phần cơ giới đất và lượng chất hữu cơ. Đá mẹ chua đất nghèo lân hơn đất hình thành trên đá vôi và đá bazan. Hàm lượng lân tổng số chênh lệch nhau hàng trăm lần giữa các loại đất.
Trong đất, lân tồn tại ở một số dạng chủ yếu:
(0,5đ) - Lân hữu cơ: có chủ yếu trong thành phần của mùn, quá trình khoáng hoá lân được giải phóng dưới dạng H3PO4 và muối dễ tan, nhưng nó lại bị đất hấp phụ và VSV dùng làm nguồn dinh dưỡng.
(0,5đ) - Lân khoáng hình thành và biến đổi liên quan tới pH và ẩm độ đất.
(0,5đ) - Giới hạn pH dung dịch đất trung tính hoặc kiềm hình thành Ca3(PO4)2 khó tan, cây trồng khó hấp thu.
(0,5đ) - Đất chua các oxit sắt, nhôm ở dạng Al2O3, Fe2O3 chiếm ưu thế do đó lân tồn tại dưới dạng AlPO4, FePO4 rất khó tan, cây rất khó hấp thu.
(0,5đ) - Đất ít chua và kiềm yếu pH 5,5 - 6,5 lân tồn tại chủ yếu ở dạng CaHPO4 Ca(H2PO4)2 dễ tan, cây dễ sử dụng.
(0,5đ) - Các dạng lân trong đất biến đổi phụ thuộc vào độ ẩm đất: đất khô tồn tại FePO4 rất khó tan, đất ẩm hoặc ngập nước FePO4 bị biến thành Fe3(PO4)2 dễ tan hơn. Sự khử sắt 3 do vi khuẩn Bacillus circulant thực hiện.
(0,5đ) - Đất miền núi do đặc điểm địa hình phức tạp có đất bãi khô, có chân ruộng cấy 1 vụ, có đất lầy thụt, tuỳ từng loại đất mà chúng ta chọn lân cho phù hợp.
(0,5đ) - Đối với đất khô chúng ta sử dụng lân vi sinh kết hợp với biện pháp thuỷ lợi tưới ẩm thường xuyên, tạo điều kiện cho VSV có lợi phân giải lân cung cấp cho cây. Đối với đất ruộng cấy thông thường pH 5,5 - 6,5 ta sử dụng supe lân nâng cao được hiệu lực dùng lân vì supe lân Ca(H2PO4)2 tồn tại trong môi trường pH 5,5 - 6,5, cây trồng dễ sử dụng.
(0,5đ) - Đối với đất lầy thụt nhiều hữu cơ, chua nhiều ta sử dụng apatit hoặc photphorit, phân vừa rẻ, vừa có tác dụng khử chua, vừa chuyển hoá thành lân dễ tiêu, cây dễ sử dụng.
Ca3(PO4)2 + [KĐ]  2CaHPO4 + [KĐ]Ca
2CaHPO4 + [KĐ]  Ca(H2PO4)2 + [KĐ]Ca
28. Trình bày quá trình cân bằng đạm trong đất. Giải thích quá trình mất đạm theo Mitsui và cho biết cách hạn chế mất đạm.
(0,5đ) - Sự cân bằng đạm trong đất bao gồm 2 qúa trình hình thành: quá trình tiêu hao đạm và quá trình thu nhập đạm vào đất.
a. Quá trình thu nhập đạm bao gồm
(0,5đ) - Sự cố định đạm của VSV tự do trong đất: Ví dụ.
(0,5đ) - Sự cố định đạm của VSV sống cộng sinh: Ví dụ.
(0,5đ) - Sự cung cấp đạm từ nước mưa : Ví dụ.
b. Phân tiêu hao:
(0,5đ) - Cây thu hút.
(0,5đ) - Quá trình rửa trôi.
(0,5đ) - Sự tổn thất đạm ở thể khí
(0,5đ) Viết phương trình phản ứng
c. Chuyển hoá đạm trong đất lúa ngập nước (theo Mitsui)
(0,5đ) - Vẽ sơ đồ giải thích quá trình mất đạm.
(0,5đ) - Cách hạn chế mất đạm: làm cỏ sục bùn phá vỡ tạm thời phẫu diện, vùi sâu NH+4 xuống tầng khử, NH+4 được keo đấy giữ, đồng thời NH+4 ở tầng khử nó sẽ ở trạng thái bền, không bị phân huỷ, cây trồng sử dụng được.
29. Khi ta bón vào đất một loại phân khoáng có tính chua hoặc tính kiềm nhưng pH của đất không thay đổi đột ngột, vì sao vậy? Viết phương trình của phản ứng. Cho biết cách làm tăng khả năng đó của đất.
(0,5đ) - Khi ta bón vào đất một loại phân khoáng có tính chua hoặc tính kiềm nhưng pH của đất không thay đổi đột ngột vì đất có tính đệm.
(0,5đ) - Định nghĩa tính đệm.
- Đệm do trong đất có chứa axit yếu và muối của nó.
(0,5đ) + Viết phản ứng đệm khi có axit
(0,5đ) + Viết phản ứng đệm khi có bazơ.
- Đệm do trong đất có chứa các axit hữu cơ và muối của nó.
(0,5đ) + Viết phản ứng đệm khi có axit
(0,5đ) + Viết phản ứng đệm khi có bazơ.
- Đệm do trong đất có chứa các keo đất là một hệ đệm tuyệt vời, đặc biệt là các keo mùn.
(0,5đ) + Viết phản ứng đệm khi có axit.
(0,5đ) + Viết phản ứng đệm khi có bazơ.
(0,5đ) - Muốn làm tăng khả năng đệm của đất, chúng ta phải làm tăng dung tích hấp phụ của đất bằng cách cải tạo đất.
(0,5đ) Minh họa một số biện pháp cải tạo đất: bón thêm phù sa, bùn ao, bón vôi cải tạo đất chua và tăng cường phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh v.v…
30. Cho biết vai trò của phân kali đối với cây trồng, các dạng tồn tại và biến đổi kali trong đất, cách sử dụng phân kali đối với cây trồng ?
(0,5đ) - Kali giúp cho quá trình quang hợp.
(0,5đ) - Ka li tăng cường tạo thành các bó mạch.
(0,5đ) - Ka li có tác dụng hoạt hoá nhiều loại enzyme.
(0,5đ) - Ka li có vai trò tích cực đối với tính chống chịu của cây.
(0,5đ) - Các dạng tồn tại và chuyển hoá kali trong đất.
(0,5đ) - Việc sử dụng phân kali phụ thuộc vào tính chất phân bón, tính chất đất và phụ thuộc vào cây trồng.
- Các loại phân kali đều là phân chua sinh lý:
(0,5đ) + Nêu ảnh hưởng đối với đất chua, viết phản ứng.
(0,5đ) + Nêu ảnh hưởng đối với đất không chua, viết phản ứng.
(0,5đ) - Đối với đất bạc màu, nêu cách bón để không ảnh hưởng đến cây.
(0,5đ) - Kali cần cho các cây thu hoạch củ, đường, chất bột, sợi. Làm tăng phẩm chất (cho ví dụ).
Chọn giống cây trồng
31. Khái niệm lai xa. Nguyên nhân gây ra hiện tượng bất thụ khi lai xa. Làm thế nào để khắc phục tính khó lai khi lai xa ?
(0,5 đ) - Khái niệm lai xa: Lai giữa các dạng bố mẹ thuộc 2 loài khác nhau hoặc các chi, các họ khác nhau. Ví dụ minh họa.
- Nguyên nhân gây ra hiện tượng bất thụ khi lai xa:
(0,5 đ) + Không phù hợp giữa tế bào chất và nhân của các loài khác nhau.
(0,5 đ) + Do sai khác về mặt cấu trúc di truyền của loài: cấu trúc, số lượng nhiễm sắc thể ...
(0,5 đ) + Trong cơ thể lai xa F1 bao gồm số lượng nhiễm sắc thể đơn bội khác nhau, cấu trúc nhiễm sắc thể khác nhau. Dẫn đến hậu quả là bị rối loạn trong cơ chế tiếp hợp các thể nhiễm sắc cùng nguồn dẫn tới rối loạn trong giảm phân hình thành giao tử và sau cùng là cơ thể lai bất thụ.
- Các phương pháp khắc phục tính khó lai khi lai xa:
(0,5 đ) - Chọn loài bố mẹ để lai
(0,5 đ) - Tiếp cận vô tính trước khi lai để giảm bớt những dị biệt về sinh lý
(0,5 đ) - Hỗn hợp hạt phấn
(0,5 đ) - Lai qua dạng trung gian (cây môi giới)
(0,5 đ) - Cắt ngắn vòi nhụy
(0,25 đ) - Dung hợp tế bào trần
(0,25 đ) - Xử lý chất điều hòa sinh trưởng
32. Quan hệ di truyền giữa 3 dòng trong hệ thống nhân dòng CMS và sản xuất hạt lai F1. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp chọn giống lúa lai “ba dòng” ?
(0,5 đ) - Quan hệ di truyền giữa 3 dòng trong hệ thống nhân dòng CMS và sản xuất hạt lai
Giải thích về mối quan hệ di truyền giữa 3 dòng trong hệ thống nhân dòng CMS và sản xuất hạt lai.
(0,5 đ) Trình bày sơ đồ
- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp chọn giống lúa lai “ba dòng”
*Ưu điểm
(0,5 đ) - Nâng cao năng suất và tổng sản lượng lúa.
(0,5 đ) - Khai thác và sử dụng các hiệu quả tính bất dục đực di truyền tế bào chất ở lúa.
(0,5 đ) - Tạo ra nhiều tổ hợp có năng suất siêu cao sản.
(0,5 đ) - Tạo ra giống lúa có phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng cho vùng thâm canh và vùng khó khăn.
* Nhược điểm :
(0,5 đ) - Những dòng CMS được tìm ra nhiều nhưng số dòng sử dụng ít.
(0,5 đ) - Các tổ hợp lai mới được tìm ra có năng suất tăng không đáng kể. Nêu nguyên nhân.
(0,5 đ) - Các tổ hợp lai “ba dòng” trong loài phụ Japonica còn ít, năng suất chỉ cao hơn giống Japonica thuần 5-10%.
(0,5 đ) - Quy trình duy trì dòng CMS và sản xuất hạt lai F1 rất khắt khe. Tổ chức sản xuất hạt giống cồng kềnh, tốn nhiều lao động thủ công, giá thành hạt giống cao.
33. Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và cơ chế của ưu thế lai ?
(0,5 đ) * Khái niệm ưu thế lai: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai (lai khác loài, khác giống, khác dòng ...) vượt các cá thể bố, mẹ về sức sống, sức sản xuất, sức chống chịu, sinh trưởng v.v...Ví dụ minh họa.
* Sự biểu hiện của ưu thế lai
(0,5 đ) - Sự biểu hiện của ưu thế lai được biểu hiện tập trung ở ngô, thuốc lá, củ cải, các loại rau, cà chua.
- Ưu thế lai được biểu hiện qua nhiều đặc trưng:
(0,5 đ) + Đối với cây ngô: sản lượng và chiều cao giảm đi khi tự thụ phấn và tăng lên khi giao phấn (Đác uyn).
(0,5 đ) + Ưu thế lai được sử dụng rộng rãi qua các tổ hợp lai giữa các giống, giữa các loài lai, giữa các dạng cây trồng xa nhau về mặt di truyền và sinh thái, địa lý. Trong đó ưu thế lai biểu hiện rõ rệt nhất khi lai giữa các dòng tự phối.
(0,5 đ) + Ưu thế lai biểu hiện mạnh nhất ở thế hệ F1 sau đó giảm dần ở F2 và mất hẳn biểu hiện ưu thế lai ở những thế hệ sau.
Công thức tính sự giảm năng suất ở F2 theo S. Raitơ như sau:


F2 = F1 -


Trong đó: F2: Năng suất tính toán (lý thuyết) của các thể lai F2.
F1: Năng suất thu hoạch thực tế của thể lai F1.
P: Năng suất trung bình thực tế của các dòng tham gia lai giống.
n: Số dòng tham gia lai giống.
(0,5 đ) - Ưu thế lai có thể biểu hiện trên một số đặc tính và tính trạng này nhưng không biểu hiện trên đặc tính và tính trạng khác trong sự biểu hiện ưu thế lai, những đặc tính, tính trạng này gắn liền với tính gián đoạn của cơ chế di truyền tính trạng, gắn liền với quy luật di truyền đối lập.
* Cơ chế ưu thế lai
(0,5 đ) - Thuyết thể dị hợp nhiều gen
(0,5 đ) Ví dụ minh họa
(0,5 đ) - Thuyết siêu trội.
(0,5 đ)Ví dụ minh họa
34. Khái niệm giống cây trồng. Tính trạng và đặc tính của giống. Hư¬ớng cơ bản trong chọn tạo giống cây nông nghiệp ?
* Khái niệm giống cây trồng
(0,5 đ) - Khái niệm giống cây trồng
(0,5 đ) - Ví dụ minh họa
* Tính trạng và đặc tính của giống:
Đặc trư¬ng của giống thể hiện bởi tính trạng và đặc tính của giống.
- Tính trạng của giống cây trồng:
(0,5 đ) + Tính trạng số lượng
(0,5 đ) + Tính trạng chất lượng
- Đặc tính của giống cây trồng:
(0,5 đ) + Các đặc tính sinh lý của cây
(0,5 đ) + Các đặc tính hóa sinh của cây trồng
(0,5 đ) + Các đặc tính gia công
* Hướng cơ bản trong chọn tạo giống cây nông nghiệp:
(0,5 đ) - Chọn giống theo tính chống chịu, chịu hạn, úng, chịu phân, chịu đất chua, chịu rét và thích hợp với điều kiện canh tác cơ giới hoá ở địa phư¬ơng. Ví dụ minh hoạ.
(0,5 đ) - Chọn giống có phẩm chất tốt. Ví dụ.
(0,5 đ) - Chọn giống theo hướng năng suất cao và ổn định. Ví dụ.
35. Các phương pháp tạo ra thể đa bội. Ý nghĩa của các dạng đa bội đối với việc chọn tạo giống ?
* Các phương pháp tạo ra thể đa bội
- Phương pháp dùng tác nhân vật lý
(0,5đ) + Phương pháp choáng nhiệt (sốc nhiệt)
(0,5đ) + Phương pháp gây chấn thương, mô sẹo
- Phương pháp dùng tác nhân hoá học
(0,5đ) + Xử lý hạt
(0,5đ) + Xử lý điểm sinh trưởng
* Ý nghĩa của các dạng đa bội trong công tác chọn tạo giống cây trồng
- Thể đa bội cùng nguồn
(0,5đ) + Thể đa bội cùng nguồn đem lại hiệu quả tăng kích thước tế bào. Ví dụ.
(0,5đ) + Thể đa bội cùng nguồn khi tăng khối lượng thì tốc độ sinh trưởng lại chậm hơn bình thường, chín muộn, giảm độ hữu thụ.
(0,5đ) + Những cây giao phấn xử lý đa bội cùng nguồn có hiệu quả hơn so với cây tự thụ phấn. Những cây lưỡng bội có tính dị hợp cao cho ra những thể đa bội cùng nguồn quý hơn những thể đồng hợp.
(0,5đ) + Những loài cây có số lượng nhiễm sắc thể ít, thường cho ra những thể đa bội cùng nguồn quý hơn những loài có số nhiễm sắc thể lớn.
(0,5đ) - Thể đa bội khác nguồn. Ví dụ minh họa
(0,5đ) - Thể tam bội.Ví dụ minh họa

36. Thế nào là tính bất thụ tế bào chất dòng đực ? Kỹ thuật sử dụng tính bất thụ tế bào chất dòng đực trong công tác chọn tạo giống cây trồng ?
- Tính bất thụ tế bào chất dòng đực:
* Hình thái:
(0,5 đ) + Nhị hoàn toàn không phát triển.
(0,5 đ) + Trong các bao phấn, hạt phấn được hình thành nhưng không có khả năng sống.
(0,5 đ) + Trong bao phấn chứa hạt phấn nhưng bao phấn không mở, hạt phấn chết trong bao phấn.
* Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ đực:
(0,5 đ) + Hiện tượng bất thụ đực được coi như kết quả không phù hợp của tế bào chất và nhân của những loài khác nhau khi lai xa. Ví dụ.
(0,5 đ) + Do sự rối loạn quá trình tổng hợp protit do đột biến trong nhân tế bào dẫn đến sự sai lệch cấu tạo hạt phấn.
- Kỹ thuật sử dụng tính bất thụ tế bào chất dòng đực trong công tác chọn tạo giống cây trồng:
(0,5 đ) + Tính bất thụ tế bào chất dòng đực hoàn toàn giữ ổn định ở thế hệ F1 và các thế hệ tiếp sau theo dòng mẹ.
(0,5 đ) + Dòng đồng đẳng bất thụ của các dòng tự phối.
Trình bày sơ đồ lai bão hòa.
(0,5 đ)+ Dòng củng cố tính bất thụ (dòng cố định tính bất thụ)
(0,5 đ) + Dòng phục hồi tính hữu thụ: Là những dòng khi lai với các dòng bất dục sẽ nhận được thế hệ lai có khả năng phục hồi tính hữu thụ tế bào chất dòng đực.
(0,5 đ) + Sơ đồ tạo ra các dòng có tính phục hồi khả năng hữu thụ ở cây ngô (theo M. I. Khatjimov) dựa trên cơ sở lai giống kết hợp với chọn lọc.
37. Trình bày phương pháp chọn lọc đối với cây sinh sản hữu tính ?
- Phương pháp chọn lọc đối với cây tự thụ phấn
( 0,5 đ) + Đặc điểm cây tự thụ phấn
( 0,5 đ) + Phương pháp chọn lọc hỗn hợp một hoặc nhiều lần.
(0,25 đ) Vẽ sơ đồ minh hoạ.
(0,25 đ) + Phương pháp chọn lọc hỗn hợp cải lương.
(0,5 đ) Vẽ sơ đồ minh hoạ.
( 0,5 đ) + Phương pháp chọn lọc từng cây một lần.
( 0,5 đ) + Phương pháp chọn lọc từng cây nhiều lần.
- Phương pháp chọn lọc đối với cây giao phấn
( 0,5 đ) + Đặc điểm cây giao phấn
( 0,5 đ) + Phương pháp chọn lọc hỗn hợp nhiều lần.
(0,25 đ) Vẽ sơ đồ minh hoạ.
( 0,5 đ) + Phương pháp chọn lọc hỗn hợp cải lương.
(0,25 đ) Vẽ sơ đồ minh hoạ.


Sponsored content

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | Khoa học | Giáo dục, giảng dạy | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất