Sự khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử - Karl Popper (Tủ sách S.O.S.2 )
" Để tưởng nhớ đến vô số đàn ông, đàn bà, và trẻ con thuộc mọi tín
ngưỡng, mọi dân tộc hay chủng tộc, những người đã trở thành nạn nhân của
lòng tin phát-xít và cộng sản vào các quy luật không thể lay chuyển
được của vận mệnh lịch sử." -Tựa
Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ chín [1] của tủ sách SOS2, cuốn Sự khốn
cùng của Chủ nghĩa lịch sử của Karl Popper, nhà triết học lớn nhất thế
kỉ 20. Ông nổi tiếng về những nghiên cứu phương pháp luận khoa học. Cuốn
Logik der Forschung [Logic Nghiên cứu] được xuất bản đầu tiên năm 1934
và được dịch sang tiếng Anh với tiêu đề Logic of Scientific Discovery đã
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương pháp khoa học của các khoa học tự
nhiên. Cuốn sách này cũng có xuất xứ từ các năm 1930 và lần đầu tiên
được xuất bản vào các năm 1944, 1945. Cuốn sách này chỉ ra rằng: Lòng
tin vào vận mệnh lịch sử chỉ là sự mê tín, và không thể có sự tiên đoán
nào về diễn tiến của lịch sử loài người bằng các phương pháp khoa học
hay duy lí khác nào. Học thuyết tin vào vận mệnh lịch sử và tin vào việc
có thể tiên đoán diễn tiến của lịch sử, và trên cơ sở đó, có thể cải
biến xã hội một cách tổng thể cho phù hợp với các quy luật này, được ông
gọi là chủ nghĩa lịch sử (historicism). Trước khi phê phán chủ nghĩa
lịch sử, trong hai chương đầu, ông mô tả các thuyết lịch sử chủ nghĩa,
và chỉ sau đó, trong hai chương cuối, ông mới phê phán nó. Tức là, trong
hai chương đầu, ông đi mô tả nghiêm ngặt điều mà ông sẽ tấn công trong
hai chương cuối. Cách làm này có điểm hay: Phê phán của ông sẽ rất chặt
chẽ, rõ ràng là nó phê phán cái gì; chứ không như nhiều phê phán mà
chúng tathường bắt gặp, không nêu tường minh điều muốn phê phán là gì,
nên dễ dẫn đến nhầm lẫn. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm: Sẽ có thể có
người cho rằng, điều ông phê phán thực ra không có thực, mà chỉ do ông
tạo ra. Phán xét cuối cùng là của bạn đọc. Lời đề tặng của ông có thể
gây sốc cho một số bạn đọc Việt Nam, và có lẽ chính vì nó và vì nội dung
của tiểu luận này mà ở Việt Nam (và các nước xã hội chủ nghĩa trước
đây), tác phẩm này của Popper được ít người biết đến. Tuy vậy, đọc kĩ,
chúng ta sẽ biết được rất nhiều vấn đề mà đến nay chúng ta chưa biết hay
không được phép biết, và có thể giúp chúng ta có phương pháp thích hợp
trong việc thực hiện cải cách xã hội, một việc phải được tiến hành liên
tục, theo cách dần dần, từ từ, từng phần một. Chúng ta có thể nhìn lại
quá khứ của mình, của các nước xã hội chủ nghĩa, có thể học được từ các
sai lầm, thử làm và chắc chắn sẽ vấp phải sai lầm khác, phát hiện ra sai
lầm mới, sửa chúng và lại thử tiếp. Đó là cách tiếp cận thử-và-sai,
cách tiếp cận khoa học có hiệu quả không chỉ trong các bộ môn khoa học
tự nhiên và cả trong các bộ môn khoa học xã hội. Cuốn sách có thể bổ ích
cho các học giả, các nhà hoạch định chính sách, và tất cả những ai quan
tâm đến những vấn đề phương pháp luận của các bộ môn khoa học xã hội."
Dịch giả: Nguyễn Quang A
[You must be registered and logged in to see this link.]
" Để tưởng nhớ đến vô số đàn ông, đàn bà, và trẻ con thuộc mọi tín
ngưỡng, mọi dân tộc hay chủng tộc, những người đã trở thành nạn nhân của
lòng tin phát-xít và cộng sản vào các quy luật không thể lay chuyển
được của vận mệnh lịch sử." -Tựa
Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ chín [1] của tủ sách SOS2, cuốn Sự khốn
cùng của Chủ nghĩa lịch sử của Karl Popper, nhà triết học lớn nhất thế
kỉ 20. Ông nổi tiếng về những nghiên cứu phương pháp luận khoa học. Cuốn
Logik der Forschung [Logic Nghiên cứu] được xuất bản đầu tiên năm 1934
và được dịch sang tiếng Anh với tiêu đề Logic of Scientific Discovery đã
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương pháp khoa học của các khoa học tự
nhiên. Cuốn sách này cũng có xuất xứ từ các năm 1930 và lần đầu tiên
được xuất bản vào các năm 1944, 1945. Cuốn sách này chỉ ra rằng: Lòng
tin vào vận mệnh lịch sử chỉ là sự mê tín, và không thể có sự tiên đoán
nào về diễn tiến của lịch sử loài người bằng các phương pháp khoa học
hay duy lí khác nào. Học thuyết tin vào vận mệnh lịch sử và tin vào việc
có thể tiên đoán diễn tiến của lịch sử, và trên cơ sở đó, có thể cải
biến xã hội một cách tổng thể cho phù hợp với các quy luật này, được ông
gọi là chủ nghĩa lịch sử (historicism). Trước khi phê phán chủ nghĩa
lịch sử, trong hai chương đầu, ông mô tả các thuyết lịch sử chủ nghĩa,
và chỉ sau đó, trong hai chương cuối, ông mới phê phán nó. Tức là, trong
hai chương đầu, ông đi mô tả nghiêm ngặt điều mà ông sẽ tấn công trong
hai chương cuối. Cách làm này có điểm hay: Phê phán của ông sẽ rất chặt
chẽ, rõ ràng là nó phê phán cái gì; chứ không như nhiều phê phán mà
chúng tathường bắt gặp, không nêu tường minh điều muốn phê phán là gì,
nên dễ dẫn đến nhầm lẫn. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm: Sẽ có thể có
người cho rằng, điều ông phê phán thực ra không có thực, mà chỉ do ông
tạo ra. Phán xét cuối cùng là của bạn đọc. Lời đề tặng của ông có thể
gây sốc cho một số bạn đọc Việt Nam, và có lẽ chính vì nó và vì nội dung
của tiểu luận này mà ở Việt Nam (và các nước xã hội chủ nghĩa trước
đây), tác phẩm này của Popper được ít người biết đến. Tuy vậy, đọc kĩ,
chúng ta sẽ biết được rất nhiều vấn đề mà đến nay chúng ta chưa biết hay
không được phép biết, và có thể giúp chúng ta có phương pháp thích hợp
trong việc thực hiện cải cách xã hội, một việc phải được tiến hành liên
tục, theo cách dần dần, từ từ, từng phần một. Chúng ta có thể nhìn lại
quá khứ của mình, của các nước xã hội chủ nghĩa, có thể học được từ các
sai lầm, thử làm và chắc chắn sẽ vấp phải sai lầm khác, phát hiện ra sai
lầm mới, sửa chúng và lại thử tiếp. Đó là cách tiếp cận thử-và-sai,
cách tiếp cận khoa học có hiệu quả không chỉ trong các bộ môn khoa học
tự nhiên và cả trong các bộ môn khoa học xã hội. Cuốn sách có thể bổ ích
cho các học giả, các nhà hoạch định chính sách, và tất cả những ai quan
tâm đến những vấn đề phương pháp luận của các bộ môn khoa học xã hội."
Dịch giả: Nguyễn Quang A
[You must be registered and logged in to see this link.]