Note: Chào mừng bạn đến với Thư Viện Mở. Hãy Đăng ký thành viên hoặc Đăng nhập để có thể tham gia cùng Thư Viện Mở nhé !

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thanh0nline
thanh0nline
  • Thành Viên

Kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2012)


Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.


Đội gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm làm đội trưởng; Xích Thắng tức Dương Mạc Thạch làm chính trị viên; Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như tức Lâm Kính phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Vũ khí ban đầu có 2 súng tập (súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp.Trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam TTGPQ là trận Phai Khắt, Nà Ngần (Cao Bằng). Sau hai trận này, quân số của đội tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, Xích Thắng làm chính trị viên.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ngày đầu thành lập, 12/1944

Ngày 15/4/1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Đội VNTTGPQ sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do đồng chí Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, đây là lực lượng chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất hai lực lượng này được tổ chức ngày 15/5/1945 tại rừng Thàn Mát, Định Biên, Định Hóa, Thái Nguyên. Ngày 16/8/1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (cấp tiểu đoàn sau này) do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của Chính phủ Việt Nam DCCH. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui của Việt Minh, tháng 11/1945, Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn (hay Vệ quốc quân), quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành 40 chi đội đóng tại các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội đã Nam tiến để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công trở lại ở Nam Bộ.

Vệ quốc đoàn thành Hà Nội năm 1946

Vệ quốc đoàn khu IX và khẩu pháo 105mm, chiến lợi phẩm trận Tầm Vu, 4/1948

Ngày 22/5/1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu, được biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội…Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, Chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang như: dân quân ở nông thôn, tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ được tổ chức và huấn luyện quân sự. Năm 1950, quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam và được tổ chức thành những trung đoàn hoàn chỉnh, thành thạo việc đánh công kiên. Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn giữ như vậy, rất đặc trưng Việt Nam . Cũng trong thời gian để chuẩn bị cho các chiến dịch phản công, các Đại đoàn (tương đương với sư đoàn ngày nay) được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đó là các Đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong Đại đoàn 351 như trung đoàn 237, pháo phòng không 37mm như trung đoàn 367. Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Quân đội nhân dân Việt Nam trở thành đội quân đầu tiên của một nước thuộc địa đánh bại một đội quân nhà nghề của chủ nghĩa thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ XX.

Bộ đội ta phất cao lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” trên nắp hầm tướng Đơ-cát tơ-ri tại mặt trận Điện Biên Phủ, 7/5/1954

Sau năm 1954, các lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Nam (khoảng 140 ngàn người) tập kết về miền Bắc Việt Nam và được chính qui hóa. Tính đến thời điểm đó, Quân đội ta có khoảng 24 vạn quân chủ lực và gần 1 triệu du kích.

Sau năm 1954, đế quốc Mỹ nhảy vào Đông Dương thay thế vị trí của thực dân Pháp, lập nên chế độ Việt Nam Cộng hòa với mục đích ngăn chặn việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam. Đứng trước nhiệm vụ mới, ngày 15/2/1961 tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam (gọi tắt là Giải phóng quân), được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Quân Giải phóng tiến vào Đại Nội (Huế) trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1968

Thực hiện mơ ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã liên tiếp đánh bại 3 chiến lược chiến tranh của Mỹ, bất chấp việc Mỹ vào lúc cao điểm đã huy động hơn nửa triệu quân viễn chinh cùng các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất cho chiến trường Việt Nam. Sau nhiều năm sa lầy và chịu những tổn thất nặng nề về người và của, Mỹ buộc phải rút toàn bộ quân viễn chinh khỏi Việt Nam qua Hiệp định Paris năm 1973. Mất đi chỗ dựa từ Mỹ, chỉ 2 năm sau, hơn 1,2 triệu quân Việt Nam Cộng hòa cũng bị Quân đội Nhân dân Việt Nam thần tốc đánh tan chỉ sau 55 ngày đêm của Chiến dịch mùa Xuân năm 1975. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất, quân đội Mỹ phải chấp nhận thất bại trong một cuộc chiến tranh.

Xe tăng quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975

Năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam . Phát huy truyền thống vẻ vang, trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, Quân đội ta đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị trên mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó: Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị đất nước; ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Quân đội Nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Đánh giá và ghi nhận những cống hiến to lớn của quân đội ta, ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoáVI) quyết định lấy ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời là Ngày Hội Quốc phòng toàn dân.

Hoàng Ngọc Chính- Chu Văn Lộc (Tổng hợp)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Create a forum on Forumotion | Khoa học | Giáo dục, giảng dạy | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất