Note: Chào mừng bạn đến với Thư Viện Mở. Hãy Đăng ký thành viên hoặc Đăng nhập để có thể tham gia cùng Thư Viện Mở nhé !

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

doansinhak44
doansinhak44
  • Thành Viên Vip

Phân tích cấu trúc sgk sinh học 10. file word.
[You must be registered and logged in to see this link.]

Admin
Admin
  • Admin

Bộ môn: Đại cương phương pháp dạy học sinh học (01)
Giảng viên giảng dạy: PGS. TS Nguyễn Văn Hồng
Nhóm : N01.4
Sinh viên: Vũ Văn Đoán

Câu hỏi: phân tích cấu trúc nội dung Sách Giáo Khoa (SGK) sinh học 10 trường phổ thông chương trình nâng cao ?
Bài làm:

A. Cấu trúc sách giáo khoa sinh học 10.
Phần 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.
Bài 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
Bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật.
Bài 3: Giới khởi sinh, giới nguyên sinh và giới nấm.
Bài 4: Giới thực vật.
Bài 5: Giới động vật.
Bài 6: Thực hành: Đa dạng thế giới sinh vật.
Phần 2: Sinh học tế bào.
Chương I: Thành phần hóa học của tế bào.
Bài 7: Thành phần hóa học và nước của tế bào.
Bài 8: Cacbohidrat (saccarit) và lipit.
Bài 9: Protein.
Bài 10: Axit nucleic.
Bài 11: Axit nucleic (tiếp theo).
Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào.
Chương II: Cấu trúc của tế bào.
Bài 13: Tế bào nhân sơ.
Bài 14: Tế bào nhân thực.
Bài 15: Tế bào nhân thực (tiếp theo).
Bài 16: Tế bào nhân thực (tiếp theo).
Bài 17: Tế bào nhân thực (tiếp theo).
Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Bài 19: Thực hành: Quan sát tế dưới kính hiểm vi thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
Bài 20: Thực hành: Thí nghiệm sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào.
Chương II: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
Bài 21: Chuyển hóa năng lượng,
Bài 22: Enzime và vai trò của enzime trong quá trình chuyển hóa vật chất.
Bài 23: Hô hấp tế bào.
Bài 24: Hô hấp tế bào (tiếp theo).
Bài 25: Hóa tổng hợp và quang tổng hợp.
Bài 26: Hóa tổng hợp và quang tổng hợp (tiếp theo).
Bài 27: Thực hành: Một số thí nghiệm về Enzime.
Chương IV: Phân bào.
Bài 28: Chu kì tế bào và các hình thức phân bào.
Bài 29: Nguyên phân.
Bài 30: Giảm phân.
Bài 31: Thực hành: Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay cố định.
Bài 32: Ôn tập phần một và phần hai.
Phần ba: Sinh học vi sinh vật.
Chương I: Chuyển hóa vật và năng lượng ở vi sinh vật.
Bài 33: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
Bài 34: Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật và ứng dụng.
Bài 35: Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng.
Bài 36: Thực hành: Lên men etilic.
Bài 37: Thực hành: Lên men lactic.
Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
Bài 38: Sinh trưởng của vi sinh vật.
Bài 39: Sinh sản của vi sinh vật.
Bài 40: Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Bài 41: Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật,
Bài 42: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật.
Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm.
Bài 43: Cấu trúc các loại virut.
Bài 44: Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ.
Bài 45: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut.
Bài 46: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
Bài 47: Thực hành: Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở địa phương.
Bài 48: Ôn tập phần ba.

B. Tổng quan chung về cấu trúc sách giáo khoa (SGK) sinh học 10:

Giới thiệu chung về thế giới sống

Sinh học tế bào (>50%)

Sinh học vi sinh vật

Phần 1: giới thiệu chung về thế giới sống.
Là lời mở đầu cho một chương trình mới chuyển từ chuyên khoa sang kiến thức cơ sở.
Ở THCS tuy các em đã được tiếp xúc với sinh học từ năm lớp 6 nhưng chủ yếu là các em mới được làm quen về các giới: thực vật, động vật… với các đặc điểm hình thái bên ngoài, phù hợp khả năng nhận thức của các em. Phần này nhằm giúp cho các em hiểu được cấp độ tổ chức của sinh giới từ đó làm tiền để để giúp các em đi vào nghiên cứu cấp độ đầu tiên của sinh giới.
Ở phần này đã cung cấp cho học sinh các cấp độ tổ chức sống, tiêu chí phân chia sinh giới là gì?
Sinh giới chia thành mấy cấp.
Có 2 quan điểm:
Hệ thống 5 giới: Vi khuẩn cổ, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm, giới động vật.
Hệ thống 6 giới: Tách vi khuẩn và vi khuẩn cổ làm 2 giới.

Phần 2: sinh học tế bào.
Như chúng ta đã biết tất cả các sinh vật sống trên trái đất đều được cấu tạo từ tế bào, hay tế bào tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của đa số sinh vật. Do đó để biết được các quá trình sinh hóa, sinh lý của cơ thể diễn ra như thế nào thì đòi hỏi học sinh cần phải có được sự hiểu biết về tế bào.
Gồm 26 bài, chiếm nội dung khá lớn của SGK. Bắt đầu từ bài số 7 đến bài số 32. Kết thúc mỗi chương đều có 2 bài thực hành để củng cố lại kiến thức và giúp học sinh có được kĩ năng thao tác thực hành, tạo được sự yêu thích đối với môn học.

Phần 3: Sinh học vi sinh vật.
Chúng ta quen gọi sinh học 10 là sinh học tế bào nhưng trong nội dung SGK Sinh học 10 NC lại có hẳn một phần chiếm tới 30% nội dung để cập tới Vi sinh vật. Thực chất của việc bố trí thêm phần sinh học vi sinh vật này vào là do đặc điểm về cấu của vi sinh vật.
Cấu tạo của vi sinh vật phần lớn là có cấu tạo đơn bào (sinh vật đơn bào) chính vì vậy sau khi nghiên cứu về Tế bào xong → nghiên cứu tiếp vi sinh vật là hợp lý.
+) Sau khi nghiên cứu xong phần 2 thì học sinh sẽ nhớ hơn khi được học tiếp 1 phần có chứa nội dung tương tự (tính kế thừa).
Phần 3 gồm: 11 bài học lý thuyết, 4 bài thực hành, nội dung kiến thức tương đối đầy đủ. Các bài thực hành được sắp khá hợp lý sau mỗi chương để làm sáng tỏ nội dung lý thuyết.
Kết thúc 3 phần có bài ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh để chuẩn bị thi học kỳ II.

+) Trong cấu trúc SGK Sinh học phổ thông có tất cả bảy phần:
• Giới thiệu chung về thế giới sống: nhằm giúp học sinh hiểu biết về cấp độ tổ chức của thế giới sống...
• Sinh học tế bào: giúp học sinh nắm được thành phần, cấu trúc và sự chuyển hóa vật chất trong tế bào
• Sinh học vi sinh vật: giới thiệu và giúp học sinh nắm vững về sự chuyển hóa vật chất, sinh trưởng & sinh sản cuả vi sinh vật
• Sinh học cơ thể: giúp học sinh hiểu biết về sự chuyển hóa vật chất, quá trình sinh trưởng & phát triển, sinh sản của động thực vật
• Di truyền học: cơ chế di truyền và biến dị...
• Tiến hóa: bằng chứng và cơ chế tiến hóa...
• Sinh thái học: nghiên cứu cá thể, quần thể, hệ sinh thái.

Giả sử nếu ta cho phần sinh học vi sinh vật này vào phần sinh học cơ thể lớp 11 thì có 1 số mâu thẫu sau:

 Nội dung kiến thức quá nhiều để phân bổ chương trình
 Vi sinh vật do đặc điểm cấu tạo cơ thể đặc biệt (đơn bào) do đó sự chuyển hóa vật chất,quá trình sinh trưởng & phát triển... có sự sai khác với sinh vật đa bào.
 Sau khi học xong chương trình lớp 10 thì cũng có 1 khoảng thời gian ngắt quãng.

Thử tương tự đối với từng phần ta cũng có được các mâu thuẫn tương tự. Do đó việc xắp xếp phần sinh học vi sinh vật kế tiếp sau phần sinh học tế bào là hợp lý.

C. Cấu trúc trương trình sinh học 10 THPT.

Cấu trúc chương trình môn học thể hiện tính logic của nội dung, trong đó nội dung trước là cơ sở cho việc hình thành nội dung sau, kiến thức sau được hình thành dựa vào kiến thức trước. Các kiến thức tạo thành một thể thống nhất quan hệ chặt chữ với nhau. Sự sắp xếp các kiến thức từ dễ tới khó, từ đơn giản đến phức tạp, theo nguyên tắc tổng hợp sơ bộ, đến phân tích bài là phù hợp ở mức cao hơn, những kiến thức chọn lựa đưa vào từng chương, từng bài là phù hợp với trình độ lứa tuổi của học sinh. Cấu trúc nội dung được xuất phát từ logic khoa hoc va logic nhận thức, thể hiện cụ thể trong sách giáo khoa.
Sự sống nói chung và tổ chức sống nói riêng, được thể hiện ở hai mặt là cấu tạo, và biểu hiện sống, đó là hai tiêu chuẩn phân biệt vật sống (hữu sinh) và vật không sống (vô sinh).
Những hiểu biết này là dựa trên cơ sở những kiến thức cụ thể về cấu tạo hoạt động sống của các sinh vật điển hình của từng nhóm từ thấp đến cao. Những kiến thức này thể hiện ở SGK sinh học 6, sinh học 7, sinh học 8.
Phần đầu đầu tiên nghiên cứu về các dạng sống, trong đó nội dung đề cập trong từng bài:

Phần 1
Bài 1: giới thiệu chung về thế giới sống bao gồm 5 cấp: cấp tế bào, cấp cơ thể, cấp quần thể_loài, cấp quần xã và cấp hệ sinh thái – sinh quyển.
Tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ bản, sinh quyển được xem là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.
Hệ thống sống là hệ thống nhất tự điều chình, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc với chức năng, giữa hệ với môi trường sống và hệ luôn tiến hóa.
Bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật: làm rõ các giới sinh vật, các bậc phân loại trong mỗi giới. Đa dạng sinh vật.
Bài 3: Làm rõ giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm và các nhóm vi sinh vật.
Bài 4: Giới thực vật.
Bài 5: Thực hành: Đa dạng thế giới sinh vật.
Phần 2: Sinh học tế bào.
Gồm 4 chương: ở từng chương làm rõ các vấn đề thành phần hóa học của tế bào.
Chương II: về cấu trúc của tế bào: làm rõ nhân sơ, nhân thực, vận chuyển qua màng.
Chương III: làm rõ quá trình phân bào: nguyên phân, giảm phân
Phần III: Sinh học và sinh vật.
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật các bài được bố trí khá hợp lý, sau mỗi phần có bài thực hành, phần ba này gồm 3 chương, lượng bài học tương đối phù hợp với trình độ của các em học sinh.
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm.
Cấu trúc nội dung sách đi từ tổng quan đến từng chủ đề nhỏ, phù hợp với bài học. Có các hình vẽ minh họa, thêm sinh động cho bài học.
Phần 2 được coi là trọng tâm của SGK sinh học 10 vậy thêm phần 1 và phần 3 vào làm gì?
Đáng lẽ chỉ nêu ở phần 2, xong ở phần 1 là giới thiệu chung về hệ thống sống: ở phần này đã nêu lên căn cứ để phân chia sinh giới, tiêu chí cụ thể phân chia sinh giới và trong hệ thống phân loại có 5 cấp (5 giới), điều đó làm cơ sở để nghiên cứu ở phần 2. Phần 2 sẽ giải thích 1 cấp độ sống phải có cấu trúc, cấu trúc đó phải tồn tại được trong tự nhiên. Xét thấy chỉ tế bào là đảm bảo, tế bào có khả năng tồn tại trong môi trường bằng vô số sinh vật cả đơn bào, đa bào. Coi phần 2 là chủ đạo, chi phối phần 1,3 và lấy tên là sinh học tế bào bởi tế bào là 1 cấp độ tổ chức sống đầu tiên.

Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái → Sinh quyển.
Chúng có mối quan hệ lệ thuộc nhau, vì là 1 hệ thống.
Mọi cơ thể, mọi tổ chức sống đầu tiên là: đơn bào đến đa bào → đa bào đến có cấu tạo tế bào. Muốn nghiên cứu cấp độ cao thì phải nghiên cứu cấp độ thấp trước, mới có thể căn cứ để so sánh, đối chiếu cho hợp lý. Lý do quan trọng nhất là thời lượng kiến thức phần 2 chiếm nhiều nhất, kiến thức chủ đạo nên gọi cho cả nội dung SGK sinh học 10.
Gọi là sinh học tế bào bởi: phần 1 của SGK chỉ coi là phần chuyển tiếp giữa 2 cấp học. Phần 2 mơi là phần chủ đạo và trọng tâm nhất.
Sở dĩ có phần vi sinh vật ở phần 3 vào là vì vi sinh vật có cấu tạo đơn giản (đơn bào) do đó khi nghiên cứu xong tế bào thì nghiên cứu vi sinh vật là rất hợp lý. (như đã phân tích ở trên).

D. Các điểm bất hợp lý:
Virut vốn không được xếp vào vi sinh vật mà lại cho chung vào phần 3.
Ý đồ của nhà viết sách: Virut đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho con người và toàn xã hội. Vấn nạn về bệnh tật, hiểm họa càng ngày càng nhiều, kiến thức về virut cũng nhiều → phải nghiên cứu. Nếu không nghiên cứu tìm hiểu kỹ lại nhầm virut với vi sinh vật là một. Nhưng xét cho cùng thì nội dung này vẫn được cho là hợp lý: do đã nghiên cứu hết rồi, đưa nội dung khác vào thì không đủ thời gian hay không đảm bảo tính kế thừa… hơn thế nữa virut hiện nay và trong tương lai đang được quan tâm nghiên là một ngành khoa học trẻ, cần được nghiên cứu chuyên sâu. Do đó sự bố trí này có thể cho là hợp lý.
Trong sự phân bố cấu trúc bào 28, phần 2: Phân bào gồm 4 phần nhỏ.
I. Sơ lược về chu kỳ tế bào.
II. Các hình thức phân bào.
III. Phân bào ở tế bào nhân sơ.
IV. Phân bào ở tế bào nhân thực.
Chiếu trong 1 bài có 3 mục lớn, còn 2 mục còn lại chỉ vẻn vẹn 1 trang → thông tin quá ít (mục II, III, IV).
Mỗi mục chỉ nói được 1 đến 2, 3 câu là hết.
Với bài 29: phần nguyên phân ở lớp 9 các em đã được học qua do đó nội dung SGK lớp 10 mới chỉ mang tính chất củng cố lại chưa có tính nâng cao. Cần cho các em hiểu và thấy rõ hơn về cơ chế của quá trình nguyên phân.
Nội dung kiến số liệu giữa 2 sách sinh học cơ bản và nâng cao thiếu tính đồng nhất. Ví dụ: kích thước của vi khuẩn có kích thước 1 – 5 μm, trong khi đó SGK nâng cao là 1 – 3 μm.
Phân phối chương trình còn chưa hợp lý: Nhiều bài nên trình bày trong 2 tiết thì lại cho 1 tiết và ngược lại. Nội dung còn mang nặng lý thuyết.
Ví dụ: Axitnucleic và hô hấp tế bào nên học 2 tiết và bài nguyên phân chỉ học 1 tiết.

E. Kết luận.
Cấu trúc và nội dung sách giáo khoa sinh học 10.
Nhìn chung cả về hình thức và nội dung, bố cục SGK là khá hợp lý, do đó được Bộ giáo dục và đào tạo vẫn chấp nhận và đưa vào giảng dạy, có những chỗ chưa hợp lý xét ở góc độ này góc độ kia, tuy nhiên vẫn còn một số bài chưa thực sự hợp lý lắm về hình thức về nội dung, cần chỉnh sửa cho phù hợp hơn.
Tránh tình trạng mỗi sách 1 số liệu dẫn đến việc hoài nghi tính khoa học và xác thực của khoa học. Cần phải chỉnh sửa kịp thời.
Bộ giáo dục và Đào tạo đã có dự thảo hướng dẫn thực hiện một số nội dung điều chỉnh nội dung dạy học các môn, trong đó có sinh học. Chủ trương này nhanh chóng được chấp nhận và áp dụng, giảm tải là cần thiết tuy nhiên làm sao cho hợp lý, khoa học thì phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Ý kiến của các nhà khoa học cho rằng: chương trình SGK phổ thông còn nặng, tạo áp lực về học tập và thi cử cho học sinh, vì thế giảm tải là mong mỏi của những người làm công tác giáo dục, bản thân phụ huynh và học sinh.
Yêu cầu giảm tải về những kiến thức trùng lặp với bộ môn trong sách giáo khoa môn khác, giảm nội dung trùng lặp giữa các cấp học, giảm lượng bài tập đòi hỏi áp dụng kiến thức nâng cao, điều chỉnh nội dung giảng dạy cho phù hợp với vùng, miền, sắp xếp lại kiến thức cho logic và liền mạch hơn.
Không thể phủ nhận rằng, trong cái mừng có cái lo, phụ huynh, giáo viên và học sinh mừng khi chờ đợi 1 chương trình mới ra sẽ giảm tải nhẹ bớt, lo vì vấn đề đáp ứng với các yêu cầu giảng dạy và học tập của các em. Thiết nghĩ, một chủ trương điều chỉnh SGK cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, có nhiều thời gian đóng góp rồng rãi, tránh xáo trộn, băn khoăn cho những người làm công tác giảng dạy, cũng như người có tâm huyết vơi sự nghiệp giáo dục nước nhà.









TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Văn Hồng, Đề cương bài giảng: Đại cương phương pháp dạy học sinh học, 2010, ĐHSP Thái nguyên.
2. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng, Sách giáo khoa sinh học 10 nâng cao, 2007, NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Du Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty, Sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản, 2007, NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Duệ, Dương Tiến Sỹ, Dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông tập 1,2, 2002, NXB Giáo dục.
5. Bài viết còn sử dụng 1 số thông tin trên mạng internet.

biology
biology
  • Thành Viên

Đề 1:
Câu 1: Vị trí, nhiệm vụ của chương trình Thực vật học ở trường THCS.
Trả lời:
- Vị trí:
SH 6 là phần mở đầu cho chương trình SH ở THCS, giúp HS làm quen với môn KH chuyên nghiên cứu về TV.
( Hỏi thêm) Chọn TV là đối tượng nghiên cứu đầu tiên do:
+ TV là đối tượng gần gũi với các em
+ Sẵn có, dễ tìm
+ Dễ tiếp cận, dễ khám phá
- Nhiệm vụ:
+ NV trí dục: trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, phổ thông, hiện đại gắn với thực tiễn về cây xanh có hoa, cùng 1 số nhóm TV, SV khác:
. Cơ bản: là những kiến thức nói lên bản chất sự vật, hiện tượng. Trong chương trình TV học, đó là:
- Hình thái, cấu tạo cơ thể TV thông qua 1 số đại diện
- Đặc điểm sinh học của TV
- Sự phát triển, tiến hoá của giới TV
- Khái niệm sơ bộ về phân loại và hệ thống phân loại
. Hiện đại: GV cập nhật thông tin, đưa vào bài dạy những thành tựu KH đã đc khẳng định.
+ NV trí dục kt tổng hợp:
. quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lí luận gắn thực tiễn, tăng cương thực hành.
+ NV phát triển: Rèn luyện các kỹ năng
1. Kỹ năng NC môn học: Kỹ năng quan sát, mô tả, nhận biết, xác định vị trí, đặc điểm cấu tạo các cq. Và kỹ năng thực hành
2. Kỹ năng vận dụng:
3. Kỹ năng học tập: tự học, biết s/d SGK, sách tham khảo
4. Kỹ năng tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp
+ NV giáo dục: bồi dưỡng TG quan DVBC góp phần GD tư tưởng, tình cảm cho HS. Thể hiện:
+ Cơ thể TV và mọi hoạt động sống của chúng đều có CSVC. Vật chất cấu tạo nên TV có trong môi trường. TV tiến hành TĐC để tồn tại.
+ Cơ thể TV là thống nhất
+ Giới TV có quá trình phát triển lịch sử. tiến hoá từ thấp - cao, đơn giản – phức tạp, t/d CLTN.
+ Con ng có khả năng nhận thức mọi quy luật chi phối hoạt động, tồn tại, pt của TV, tác động tiêu cực đến TV.
 gd y thức cho HS…..
Đề 2:
Câu 1: Cấu trúc nội dung, TPKT cơ bản chương trình TVH?
Trả lời:
a. Cấu trúc nội dung
Việc sắp xếp cấu trúc theo nguyên tắc cấu trúc hệ thống:
+ Theo con đường: tổng hợp- phân tích- tổng hợp.
+ Theo cấp độ tổ chức: TB---- GIỚI.
ĐĐ nội dung chương trình:
- Đc chọn lọc theo hướng tinh giản, cơ bản và thiết thực
- Giới thiệu chung và đi sâu vào 1 đại diện có tổ chức cao nhất – TV có hoa, giảm nhẹ phần mô tả hình thái chi tiết, ko đi sâu vào phân loại.
- Xếp riêng “ VK, nấm, địa y” vào 1 nhóm
- Kiến thức về các cq sắp Īếp theo quan điểm liên hệ chặt chẽ cấu trúc và chức năng, đi từ cấu trúc, cn của CQSD – CQSS.
- Ko đi sâu cơ chế các C/N sinh lí của các cơ quan, nhấn mạnh c/n sinh lí của cây và việc vận dụng những kiế thức đó vào thực tế.
- Tăng cường kiến thức sinh thái – môi trường và vai trò của TV trong đs con người.
b. TPKT cơ bản
CT bao gồm 1 hệ thống các khái niệm chuyên khoa về: hình thái, GP, SL, PL học và sinh thái học.

Đề số 3:
Câu 1: ĐĐ dạy học ĐVH và các pp dạy học đặc thù
Câu 2: cách dạy bài 33: ( sgk lớp 7)
Trả lời:
Câu 1:

 ĐĐ dạy học:
- Kế thừa từ chương trình TV học những khái niệm và kỹ năng như: TB, mô, cơ quan, TĐC, …kĩ năng quan sát, thực hành…
- CT n/c các ngành, lớp ĐV với đại diện điển hình theo trật tự tiến hoá.
- Mẫu vật khó cho HS quan sát trực tiếp, GV phải sưu tầm trước, tiến hành nuôi dưỡng, tổ chức cho HS quan sát ngoài tn, trong lớp học, phòng TN, xem phim video…
- dạy học chỉ mô tả, ko hứng thú học. Nếu quan sát, TN ko có sự hướng dẫn chu đáo của GV thì ko đạt kq cao.
 Các pp dạy
- PP trực quan: pp biểu diễn vật TN, biểu diễn vật thí nghiệm phối hợp s/d tranh ảnh, mô hình….
- Các mẫu dùng là mẫu tươi sống, ko thu đc mẫu phải s/d mô hình.
- Nhóm PP thực hành:
+ quan sát tìm tòi, tiến hành các TN và bản mổ giải phẫu, phát huy vai trò chủ thể.
+ GV hướng dẫn HS các bước quan sát hay thí nghiệm, uốn nắn sửa chữa….
- Nhóm PP dùng lời nói, chữ viết:
+ HS đọc SGK, tóm tắt nội dung chính theo cách trả lời câu hỏi, làm báo cáo nhỏ…
+ Trao đổi nhóm
+ xây dựng hệ thống câu hỏi pt tư duy cho hs.
Đề 4: Đđ pp dạy kiến thức hình “thái học TV”
Trả lời:
- Kiến thức hình thái …bao gồm các khái niệm về các sự kiện, hiện tượng bên ngoài TV: hình dạng, màu sắc của rễ, thân…thường đc bố trí thành bài riêng.
- Yêu cầu:
+ giúp hs hiểu biết đc các đđ về hình dạng, cấu tạo ngoài của các cq, bộ phận TV có liên quan vơi chức năng và môi trường.
+ rèn các kỹ năng cho hs: quan sát, so sánh, phân tích…
- Hình thức tổ chức dạy học: tiến hành trên lớp, ngoài trời, vườn trường
- PP dạy: chủ yếu vận dụng nhóm pp thực hành + trao đổi nhóm, hoàn thành phiếu học tập.

Đề 5:
Câu 1: Đđ pp dạy kiến thức “giải phẫu học TV”.
Câu 2: pt dạy tổ hợp kiến thức “ biến dạng của thân”.
Câu 7: Vị trí , nhiệm vụ của chương trình Cơ thể người – VS
Trả lời:
1. Vị trí:
- Chương trình đc bố trí dạy học trong chương trình Sinh học 8, sau khi HS đc NC thế giới ĐV ở lớp 7. Phù hợp quan điểm tiến hoá và sự PT tâm sinh lí HS.
- HS đc tìm hiểu sâu về cấu tạo và CN của các hệ cơ quan, quy luật hoạt động của nó.
- HS hiểu rõ nguồn gốc của con người khi so sánh với các ĐV khác.
2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ trí dục:
+ Cung cấp cho HS những kiến thức PT, cơ bản, hiện đại và thực tiễn về cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan và mqh giữa chúng trong hđ chung của cơ thể, các biện pháp VS, bảo vệ cơ thể.
- Nhiệm vụ phát triển: rèn các kỹ năng
+ KN nghiên cứu môn học: KN quan sát, đặt thí nghiệm, KN vận dụng vào thực tế….
+ KN học tập: học tập tích cực, tự lập, tạo cho HS 1 năng lực nhất định.
+ KN tư duy: _ giúp HS lĩnh hội tri thức 1 cách tích cực, chủ động, độc lập PT tư duy KH, rèn trí thông minh, óc sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt
_ Để thực hiện tốt NV này cần: sd các PP dạy phát huy tính tích cực,...thao tác tư duy phân tích, so sánh….có thể bồi dưỡng tư duy theo PP thực hành, hoặc biểu diễn TN.
+ KN ứng dụng: câu hỏi và bài tập cho HS vận dụng kiến thức đã học để:
_ Tự chăm sóc bản thân
_ giải thích 1 số hiện tượng có liên quan đến môn học,
- Nhiệm vụ giáo dục:
+ Góp phần bồi dưỡng TG quan DVBC, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, giáo dục vệ sinh, có hoài bão và ước mơ….
. Bồi dưỡng quan điểm duy vật: mọi hiện tượng sống, các quá tringf sinh lí diễn ra trong CT người đều có CSVC và đều nhận thức đc.
. Bồi dưỡng PP biện chứng: các SVHT tồn tại trong mối liên hệ với nhau:
.. Cấu trúc và chức năng
.. Các cơ quan trong 1 hệ
.. Sự thống nhất giữa các hệ cơ quan
.. Cơ thể với MT
.. Cần phân tích HS hiểu mọi quá trình diễn ra đều là sự vận động và biến đổi của vật chất
.. Giữa các mặt đối lập của 1 quá trình chính.
Câu 7: Cấu trúc nội dung, các TPKT cơ bản của chương trình Cơ thể người – VS
Trả lời:
1.Cấu trúc nội dung
- Thể hiện tính logic về nội dung, tính hệ thống các kiến thức, khái niệm. Khái niệm trc tạo ĐK cho hình thành và hiểu rõ KN sau.
- Chương trình đc trình bày gồm 1 bài mở đầu và 11 chương
+ Bài mở đầu nhằm xác định rõ MĐ, YN của môn học
+ Chương 1: Khái quát CT người
+ Chương tiếp theo đi sâu PT cấu tạo và chức năng sinh lí của từng hê cq
- Chương 2: Vận động
- Chương 3: Tuần hoàn
- …………
- Chương 11: Sinh sản
Cấu trúc có tính logic cao: mọi hđ sống đc biểu hiện ra ngoài = sự vận động. Và hệ này liên quan chặt chẽ với các hệ khác.
Co cơ nhờ năng lượng gp từ oxi hoá chất dd đc máu mang tới, máu vc nhờ hệ tuần hoàn, nguồn dd nhờ hệ tiêu hoá và hô hấp, chất cặn bã đưa ra ngoài…hệ TK điều khiển mọi hđ…
2. Các TPKT cơ bản
- CT bao gồm hệ thống các KN chuyên khoa về cấu tạo và hđ sinh lí của các cq, hệ cq trong cơ thể người: giải phẫu, sinh lí, vệ sinh, y học.
- Các KN đại cương: TB, mô, TĐC, ST, SS, CU, VĐ….
Câu 10: Vị trí , nhiệm vụ của chương trình SHTB ở trường THPT
Trả lời:
1. Vị trí:
- Chương trình đc bố trí dạy học trong chương trình Sinh học 10, sau khi HS đc tìm hiểu đặc điểm chung của thế giới sống, trc khi đc tìm hiểu Sinh học VSV, Sinh học cơ thể.
- Kiến thức SH trong SH THPT đc trình bày theo quan điểm tiến hoá - sinh thái ( phân tử, tế bào đến sinh quyển), nên SHTB đc giảng dạy ở lớp 10 đầu cấp với nội dung mở rộng, đi sâu hơn về kiến thức như thành phần hoá học và cấu trúc của TB cũng như sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của TB.
2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ trí dục:
+ Cung cấp cho HS những kiến thức PT, cơ bản, hiện đại về cấp độ tổ chức của sự sống TB. Đó là: tri thức cơ bản về cấu trúc và chức năng của nhữn TPHH, các bộ phận trong TB; Các quá trình SH cơ bản như: TĐC, ST, PT, SS, Cảm ứng, DT, BD ( Bản chất hiện tượng, cơ chế quá trình, nguyên tắc ứng dụng thực tế).
+ Nắm vững KTCB là cơ sở để hiểu các BPKT trồng trọt, chăn nuôi, chọn giống để nâng cao năng suất giống VNCT.
- Nhiệm vụ phát triển: rèn các kỹ năng
+ kỹ năng SH: Tiếp tục phát triên kỹ năng quan sát, thí nghiệm. HS đc làm các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính lúp, kính hiển vi.
+ kỹ năng tư duy: tư duy thực nghiệm- quy nạp, chú trọng phát triển tư duy lí luận ( so sánh, PT, TH, …), kỹ năng nhận dạng, nêu giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và thực tiễn.
+ kỹ năng học tập: PT kỹ năng tự học, biết thu thập, xử lí thông tin, làm việc cá nhân, việc nhóm….
- Nhiệm vụ giáo dục:
+ Góp phần bồi dưỡng TG quan DVBC, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, giáo dục vệ sinh, gd môi trường.
+ HS đc củng cố niềm tin vào KH hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng SH, nhận thức toàn bộ TB tham gia sự di truyền các tính trạng, cụ thê là các NST trong nhân đóng vai trò chính. Đc tìm hiểu mqh nhân- TBC, TBSD – TBSD,….
+ Có ‎ thức vận dụng tri thức, kỹ năng học đc vào cuộc sống, lao động, hoc tập.
+ Xd ‎ thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, be môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Chương trình nâng cao đi sâu hơn thực hành, thí nghiệm, lí thuyết liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, sản xuất…..

Câu 11: Trình bày các quan điểm xây dựng chương trình SH 10 (mới) ở trường THPT
Trả lời:
- SH 10 dưa trên quan điểm cấu trúc luôn đi đôi với chức năng thể hiện ở tất cả các cấp độ tổ chức.
- SH 10 dưa trên quan điểm TB cũng như CT sống là hệ thống mở, luôn TĐ vật chất, năng lượng và thông tin với môi trường sống của chúng.
- SH 10 xd trên quan điểm tiến hoá. Nguyên nhân tiến hoá là do sự vận động của bản thân sinh vật trong mối tương tác với môi trường.
- Là chương trình đầu cấp nên đã có bài khái quát hoá các kiến thức về SH đã học ở THCS, vừa có tính ôn tập, củng cố, vừa là cơ sở để hs tiếp thu kiến thức mới của THPT.
- SH 10 chủ yếu đề cập SH tế bào nhưng có phần SH VSV. SH VSV cũng là SH tế bào vì VSV chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào. Đồng thời, VSV là những cơ thể nên có thể nói SGK SH 10 đã đề cập đến cấp độ nguyên thuỷ là các cơ thể đơn bào.
Câu 23. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định mục tiêu bài: “Cấu trúc các loại virus”.
Trả lời:
- Cấu trúc:
+ Vị trí: nằm trong chương III của chương trình SH tế bào, SH 10.
Là bài mở đầu của chương: giới thiệu về cấu trúc các loại virus.
Bao gồm 2 phần: I. Cấu tạo virus
II. Hình thái
- Nội dung: bài “Cấu trúc các loại virus” nhằm giới thiệu cho HS về cấu tạo chung của các loại virus, đặc điểm hinh thái và cách phân loại virus
- Mục tiêu của bài:
1. Kiến thức:
+ HS mô tả đc đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của virus.
+ HS nêu đc 3 đặc điểm cơ bản của virus: chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu nhỏ, cấu tạo đơn giản.
2. kỹ năng:
Rèn một số kỹ năng:
. quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
. phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức
. vận dụng kiến thức giải thích thực tế.

Câu 24. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định mục tiêu bài: “ phân chia TB ở sinh vật nhân chuẩn: Nguyên phân- SH 10”.
Trả lời:
Mục tiêu:
1. kiến thức
- Hs trình bày đc các kì của quá trình nguyên phân: nêu được sự biến đổi của NST và 1 số bào quan trong quá trình phân chia nhân, phân chia TBC.
- Nêu đc ‎ nghĩa của quá trình nguyên phân.
2. Kỹ năng
Rèn một số kỹ năng:
. quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
. phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức
. vận dụng kiến thức giải thích thực tế.

Câu 25. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định mục tiêu bài: phân chia TB ở sinh vật nhân chuẩn: giảm phân- SH 10”.
Trả lời:
1. Mục tiêu kiến thức:
HS mô tả đc đặc điểm các kì trong quá trình giảm phân.
Giải thích diễn biến chính trong kì đầu của GP I
Nêu đc ‎ nghĩa của quá trình GP
Chỉ ra sự khác biệt giữa NP và GP
Liên hệ thực tiễn về vai trò của GP trong chọn giống và tiến hoá
2. Rèn một số kỹ năng:
. quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
. phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức
. vận dụng kiến thức giải thích thực tế.

Câu 26: Phân tích cấu trúc nội dung, xác định mục tiêu bài: “ các kiểu dinh dưỡng và chuyển hoá vật chất ở VSV- SH 10”.
Trả lời:
1. Cấu trúc:
2. Nội dung:
3. Mục tiêu:
+ Mục tiêu kiến thức:
. HS phải nêu và hiểu đc khái niệm về VSV
. Chỉ ra các loại môi trường sống của VSV
. HS trình bày đc các kiểu dinh dưỡng của VSV dựa theo nguồn các bon và năng lượng
. Phân biệt đc các kiểu hô hấp và lên men ở VSV
. Nêu đc 3 loại môi trường nuôi cấy của vsv

+ Kỹ năng:
. Phân tích so sánh
. Khái quát hoá kiến thức
. Vận dụng thực tế

Câu 27: Phân tích cấu trúc nội dung, xác định mục tiêu bài: “ Sự sinh sản của VSV”
Trả lời:
+ Mục tiêu kiến thức:
. HS phải phân biệt đc các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ đó là: phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.
. Trình bày đc hình thức sinh sản phân đôi ở vi khuẩn
. Phải trình bày đc các hình thức sinh sản ở VSV nhân thực
+ kỹ năng:
. Phân tích kênh hình, kênh chữ nhận biết kiến thức
. Khái quát, hệ thống kiến thức
. Vận dụng thực tế.



Sponsored content

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất