Note: Chào mừng bạn đến với Thư Viện Mở. Hãy Đăng ký thành viên hoặc Đăng nhập để có thể tham gia cùng Thư Viện Mở nhé !

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Côn trùng và tội ác Empty Côn trùng và tội ác Fri Oct 26, 2012 5:18 pm

Admin
Admin
  • Admin

Côn trùng và tội ác



Côn trùng học pháp y (CTHPY) đối với người Trung Quốc là chuyện cũ, vì nó ra đời từ thế kỷ 13. Người châu Âu thì chủ quan và “khệnh khạng” đến độ mãi tới nửa thế kỷ 19 mới để mắt đến bộ môn này. Nhưng nếu chỉ trách châu Âu thì không công bằng, vì CTHPY chỉ thực sự được nể vì vào năm 1993, dù trước đó, nó đã có vô vàn cống hiến. Hiện nay, các nhà khoa học đang tăng tốc, để bù lại khoảng thời gian hoang phí và họ đã có nhiều phát hiện mới …
Ngành côn trùng học pháp y rất cần bổ sung kiến thức …
Đối với ngành pháp y thế giới nói chung và CTHPY nói riêng, cái tên Claude Wyss (Thụy Sĩ) cũng nổi tiếng như tỉ phú Bill Gates trong làng kinh doanh vậy. Từ 10 năm qua, thanh tra Claude Wyss đã xác định được gần 100 cái chết (về mặt thời gian) nhờ côn trùng. CTHPY không phải là phát minh mới mẻ, nhưng phát triển và ứng dụng nó thế nào mới là chuyện đáng nói. Việc phân tích trứng, ấu trùng, giòi bọ ruồi, côn trùng ăn xác chết hoặc đẻ trứng trên xác chết là những kỹ thuật không mới, nhưng đã được mở rộng.…
Châu Âu và Mỹ không xa lạ gì với những thủ thuật này, nhưng cứ 2 năm 1 lần, ngành CTHPY lại tổ chức hội nghị quốc tế để lắng nghe những phát hiện đặc sắc của Albanie, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada … CTHPY đã được phối hợp với các ngành của khoa thời tiết, đơn giản vì tập quán của một số loài côn trùng có liên quan đến chuyện nắng mưa. Một xác chết nằm trong rừng sẽ thu hút nhiều loại côn trùng với điều kiện không mưa. Trong vòng 1 giờ sau khi xảy ra tai nạn (hoặc án mạng), một số loài ruồi ăn xác chết sẽ đến đẻ trứng, cũng với điều kiện là trời khô ráo. Một nhận xét sai lầm về thời tiết sẽ dẫn đến những kết luận sai lạc rất lớn và làm chuyển hướng điều tra tức khắc. Độ ẩm trong không khí cũng ảnh hưởng đến việc tìm xác chết của một số loại côn trùng, do đó, CTHPY phải lắng nghe ý kiến của các nhà côn trùng học ở vùng Hạ Sahara hoặc Nội Mông (những nơi không khí rất khô) để phân tích và so sánh với kinh nghiệm của các đồng nghiệp ở Ai Cập hoặc Algérie. Những chuyển biến khí hậu trong những năm gần đây (do El Nino hoặc hiệu ứng nhà kính) đã gây ảnh hưởng không nhỏ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có CTHPY. Đây là điều ít người biết đến. Nhiệt độ trung bình của bốn mùa ở các lục địa đã thay đổi và tạo ra những thế hệ côn trùng thích nghi mới. Nếu 10 năm trước, một số ruồi đẻ trứng rất chậm (và trứng nở cũng khá lâu) thì bây giờ, tình hình khác hẳn. Một số vùng (Địa Trung Hải, Tây Phi, Đông Âu, Bắc Mỹ) thỉnh thoảng lại có sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày rất nhanh và rất lớn. Các loại côn trùng vì vậy đã thay đổi theo. Nói khác đi, không thể bê nguyên xi kiến thức CTHPY của năm 1990 để áp dụng cho năm 2002. Thanh tra Claude Wyss đã nhận xét rằng “CTHPY là ngành học cần bổ sung, cập nhật kiến thức nhiều nhất trong khoa học hình sự”.…
Thật vậy, khoa học chỉ cập nhật thông tin cho những bộ môn khác, riêng CTHPY còn phải uyển chuyển để nắm bắt những sự thay đổi của thiên nhiên. Theo các nhà khoa học và sử học, từ thế kỷ 13, người Trung Hoa đã biết nghiên cứu côn trùng để tìm lý do của nhiều cái chết và ngày giờ tử nạn của rất nhiều nạn nhân. Khi tác phẩm đầu tiên (về CTHPY) được xem là đầy đủ nhất được in ở Anh vào năm 1986, (tác giả là giáo sư Kevin. G.V. Smith) thì CTHPY mới được nhiều người biết đến. Thế kỷ 19, nhà côn trùng học người Pháp Pierre Mégnin đã lẳng lặng dùng côn trùng để giúp cảnh sát Patis “được việc”. Nhưng phải đến năm 1993 thì CTHPY mới hoạt động đúng với tên gọi của nó và được xem là một bộ môn kỳ diệu. Tỉ lệ thành công của CTHPY thuở ấy trong các vụ điều tra là 60% và đến năm 2000 là 72%. Hiện nay, người ta đang cố gắng nâng thành tích này lên 80%.…
Giòi bọ thật là… được việc
Đông Âu - trong khoa học hình sự - luôn có những kỹ thuật riêng. Từ năm 1888, nhà nghiên cứu người Nga Yovanovitch đã công bố những phát hiện về côn trùng và xác chết. Năm 1850, một đứa trẻ bị giết ở Nga và được chôn xác vào tường vẫn giúp cảnh sát xác định được ngày giờ phạm tội của thủ phạm, do một số loài côn trùng đã len vào khe nức của tường và đẻ trứng lên cái xác. Tiếc thay, cả Nga và nhiều nước châu Âu đều xem đó là trường hợp “chó ngáp phải ruồi” và không “băn khoăn” gì thêm.…
Ngành sinh vật học và cơ thể học lúc này đã biết về một số giai đoạn phân hủy của xác chết (về cả mặt sinh học và hóa học), nhưng chưa liên kết gì với côn trùng học. Khi kiến thức về côn trùng học của thế kỷ 20 được bổ sung quá nhiều thì người rta mới giật mình nghiệm ra rằng một số côn trùng sẽ vây quanh xác chết trong vòng 24 giờ, 10 giờ và thậm chí 1 giờ. Đến năm 1998, các nhà khoa học Canada phát hiện được 12 loại côn trùng thích bâu vào xác chết chỉ sau án mạng vài phút! Máu và một số dịch lỏng trong cơ thể nạn nhân sẽ hấp dẫn chúng ngay tức thì. Trước kia, CTHPY cho rằng hai loài ruồi có mặt sớm nhất là calliphoridae và muscidae, do chúng bị hấp dẫn bởi mùi thịt tươi. Những loại côn trùng đến sau thì bị hớp hồn bởi mùi thịt thối, chẳng hạn ruồi piophilidae (ruồi phó mát). Có những loại côn trùng bay đến không phải vì thịt thối hay để đẻ trứng mà để ăn những loại côn trùng khác. Điều này buộc các nhà côn trùng học phải có kiến thức rất chuẩn về thói quen ẩm thực của các loài chuồn chuồn, một số bọ cánh cứng và ruồi khổng lồ. Nếu biết rằng loài chuồn chuồn cam ở Chilê (orangi¬nus libellus) sẽ “đánh hơi” được ruồi nhà (muscidae) rất nhanh, người ta có thể suy ra ngày giờ diễn ra tội ác.…
Nghiên cứu ấu trùng của ruồi diptera, người ta có thể biết được giờ chết của nạn nhân, dù tội ác hay tai nạn đã xảy ra cách đó 4 - 6 tuần. Ruồi calliphoridae sẽ đẻ trứng ngay lên những vết thương hay những lỗ, hốc rỉ máu. Những con giòi sẽ ăn ngay xác chết để lớn lên và đây chính là giai đoạn quan trọng để CTHPY đánh giá tình hình. Sau đó, lũ giòi sẽ chui xuống đất hoặc vào quần áo nạn nhân để biến thành những con nhộng và chui vào kén. Tất cả những giai đoạn này diễn ra trông có vẻ đơn giản nhưng liên hệ rất chặt với nhiệt độ môi trường. Chỉ trong vòng vài giờ (nếu khí hậu khô ráo), những con nhộng nhợt nhạt sẽ biến thành màu nâu sậm. Nhưng đó là lý thuyết. Khi trời lạnh và ẩm, giai đoạn này sẽ có nhiều thay đổi về màu kén, màu nhộng. Để bảo vệ những cái trứng ở hiện trường (sau khi đem về phòng thí nghiệm), người ta phải dùng những miếng gạc ẩm để tránh hiện tượng mất nước. Người ta còn phải dùng gan bò để nuôi lũ giòi và luôn giữ lọ thủy tinh ở thế thẳng đứng. Trước đây, CTHPY có nhiều sai lầm là chỉ quan tâm đến những con giòi lớn vì cho rằng chúng nở ra trước tiên và sẽ là nhân chứng quan trọng. Thật ra, những con giòi nhỏ không phải là anh em sinh sau đẻ muộn mà là của những loài côn trùng khác, thậm chí chào đời sớm hơn những con lớn.…
Nếu hung thủ quay lại để giấu xác đi một nơi khác thì côn trùng cũng giúp các nhà điều tra hiểu được điều này. Một số ruồi sẽ bay đến và bay đi, không bao giờ quay lại lần hai. Nhiệt độ môi trường chung quanh sẽ khác (chẳng hạn nhiệt độ ở bìa rừng không thể giống với nhiệt độ trong một bụi rậm giữa rừng) và sẽ tạo ra một cái xác có nhiệt độ khác hẳn nếu nó được dời đi. Các loài côn trùng sẽ “ứng xử” khác nhau khi có sự thay đổi hiện trường này.…
Đến năm 2000, người đã biết rằng côn trùng có những “thái độ” khác nhau với những cái xác có rượu hay ma túy liều cao trong máu. Phát hiện này rất quan trọng, vì nó giúp cảnh sát hiểu được lý do cái chết. Năm 2001, người ta biết thêm rằng những người có mặt tại hiện trường (do sợ hãi đã im lặng hoặc đồng lõa) cũng sẽ bị côn trùng vạch mặt, nếu cơ thể họ có những ký sinh trùng do lũ ruồi nhặng truyền qua, chính xác là ở những vết thương hoặc những vùng hôi hám, mất vệ sinh trên cơ thể.…
Điều bất tiện cho CTHPY là nhiệt độ. Nó chỉ có ích vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu, khi côn trùng bay lượn khắp nơi. Ở Cana¬da, vào mùa đông, ngành CTHPY hoàn toàn bó tay vì không có loài côn trùng nào hoạt động. Một số hung thủ thường chôn xác nạn nhân sơ sài để ngụy trang, khi đó, một số côn trùng sẽ moi đất để chui xuống, đặc biệt khi máu thấm vào đất. Nhưng nếu cái xác được chôn xâu thì CTHPY cũng bất lực. Những cái xác được gói kỹ vào bao nhựa và được buộc dây quá chặt cũng chẳng thu hút được con ruồi nào.…
Người Nga từ năm 1999 đến nay đã có những bước tiến bộ đáng kể về CTHPY, với những chuyên gia bậc nhất như March¬enko, Youkalev. Họ đã thuộc lòng tập quán di trú của một số loài côn trùng, biết rõ chúng từ đâu đến và tạm trú bao lâu ở những khu vực nào. Chẳng hạn, một tội ác đã diễn ra ở Thụy Sĩ, không rõ ngày giờ. Nhưng ở hiện trường, Youkalev đã phát hiện dấu vết của loài ruồi chrysomya albiceps (ruồi châu Phi). Loài ruồi này chỉ đến tạm trú ở Thụy Sĩ từ đầu đến giữa tháng 8. Nhờ vậy, Youkalev đã phanh phui được tội ác, dù khi đến hiện trường đã là tháng 11. Quy luật di trú của côn trùng có rất nhiều thông tin đắt giá hơn nhiều so với quy luật di trú của loài chim. …
Từ năm 2001 đến nay, nhờ nắm vững quy luật này mà CTH¬PY ở châu Âu đã xác định được thời gian tử nạn của hơn 8.000 nạn nhân. Chưa dừng lại ở đó, Claude và Daniel còn nghĩ ra nhiều phương pháp thí nghiệm đặc sắc, chẳng hạn “con lợn Mặc áo pyjama”. Họ giữ một con lợn, quấn vải vào xác nó (để dễ lấy trứng và giòi), 1 giờ sau đem xác con vật bỏ giữa cánh đồng. Theo họ, da lợn có cấu trúc rất giống da người nên có thể rút ra nhiều điều. Hơn nữa, cần buộc vải vào cơ thể con lợn là vì đa phần xác người đều mặc quần áo. Những tấm vải sẽ cho biết “tập quán chui rúc” của một số loài giòi bọ.…
Sự xuất hiện của những loài ruồi di trú đã cho ngay những thông tin quý giá , chẳng hạn ruồi prosophormia terranovae chỉ xuất hiện vào tháng 6 ở rừng thưa châu Âu và đồng cỏ. Nếu tiến hành thí nghiệm, “con lợm mặc pyjama” vào tháng 5 hay tháng 7 thì không thể nào thấy được dấu vết của loài ruồi này.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất