Note: Chào mừng bạn đến với Thư Viện Mở. Hãy Đăng ký thành viên hoặc Đăng nhập để có thể tham gia cùng Thư Viện Mở nhé !

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

biology
biology
  • Thành Viên

Thơ Thịnh Đường & 3 nhà thơ lớn (Nguyễn Hiến Lê)
THƠ THỊNH ĐƯỜNG
và 3 NHÀ THƠ LỚN
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Nguồn: Đại cương văn học sử Trung Quốc



Tạo eBook: Goldfish
Ngày hoàn thành: 25/05/2012
[You must be registered and logged in to see this link.]
MỤC LỤC
Vài lời thưa trước
THAY LỜI GIỚI THIỆU
I. THƠ THỜI THỊNH ĐƯỜNG
1. PHẨM VÀ LƯỢNG
2. BỐN PHÁI
a. Phái xã hội
b. Phái xã hội
c. Phái tự nhiên
d. Phái quái đản
II. BA NHÀ THƠ LỚN
1. LÝ BẠCH 李白
(701-762)
a. Tiểu sử
b. Tính tình
c. Thiên tài của Lý Bạch
d. Phê bình Lý Bạch
2. ĐỖ PHỦ 杜甫
a. Tiểu sử
b. Tính tình và tư tưởng
c. Thiên tài của Đỗ Phủ
d. So sánh Lý Bạch và Đỗ Phủ
3. BẠCH CƯ DỊ 白居易
a. Tiểu sử
b. Tư tưởng
c. Đặc điểm của thơ Bạch Cư Dị
d. Ít bài thơ của Bạch
III. TÓM TẮT
PHỤ LỤC
1. Trích “Hương sắc trong vườn văn”
2. Nguyên văn và bản dịch bài “Thu hứng” thứ nhất của Đỗ Phủ



Vài lời thưa trước

Trước đây tôi đã thực hiện 3 eBook: Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Lý Bạch - trích trong bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc (Phần III: Văn học đời Đường, chương IV: Thơ đời Thịnh Đường – Lý Bạch, và chương V: Phái Xã hội). Nay tôi gom lại (có sửa chữa, nhiều nhất là phần viết về Bạch Cư Dị), chép thêm một số đoạn trong 6 chương: từ III đến VIII, và sắp xếp lại cho phù hợp nhan đề của eBook. Ngoài một số đoạn đã chép từ bộ Hương sắc trong vườn văn, trong eBook này tôi còn chép thêm vài đoạn trong cuốn Sử Trung Quốc của cụ Nguyễn Hiến Lê.

Trong 3 thi hào lớn nhất đời Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, thì cụ Nguyễn Hiến Lê thích Bạch Cư Dị hơn 2 nhà kia. Cụ bảo:
"Lý say sưa trong tháp ngà, theo chủ trương hưởng lạc, Đỗ rên rỉ trên thập ác, hầu cứu sinh linh; Lý tả cái ảo tưởng của chính mình, Đỗ tả cái chân tướng của xã hội, tài của Lý do thiên tư nhiều: khi nhậu say hứng tới, Lý múa bút tới đâu thì gấm, hoa hiện tới đó; khi nhìn cảnh động lòng, Đỗ hạ bút chữ nào thì nước mắt theo chữ ấy; đọc thơ Lý ta muốn phiêu diêu lên tiên thì đọc thơ Đỗ, ta muốn sụt sùi, nhăn mặt.
Lý hay hơn Đỗ hay Đỗ hay hơn Lý? Ta không thể quyết đoán được. Cả hai đều là kỳ hoa, đều là quốc sắc thiên hương, mỗi người một vẻ.
Nhưng có điều này ai cũng nhận là thơ của Lý có người “kính nhi viễn chi” còn thơ của Đỗ ai cũng phải “kính nhi ái chi”. Lý còn có kẻ chê là đồi phế, Đỗ thì thời nào cũng khâm phục.

Tuy nhiên, nếu tôi là thi sĩ, tôi chẳng mong được thành thi tiên hoặc thi thánh, chỉ xin một chức Thi sử như Bạch Cư Dị”.
Cụ lại bảo:
“Mây trắng núi xanh tuy đẹp thật, song độc toạ mà ngắm thì cũng buồn, cưỡi hạc ngồi bên đào nguyên, thú thì có thú, song ngày trên tiên dài quá; còn suốt đời vác cái thành giá như Đỗ Phủ, con vì đói quá mà chết, chính thân mình cũng vì đói mà lả, thì cảnh ấy ai mà cầu!

Vâng, tôi không muốn như Lý, như Đỗ, chỉ muốn như Bạch Cư Dị”.
Có phải do thích Thi sử Bạch Cư Dị hơn Thi tiên Lý Bạch và Thi bá Đỗ Phủ mà cụ Nguyễn Hiến Lê viết tiết Bạch Cư Di dài đến 43 trang (theo bản in của Nxb Trẻ năm 1997, từ trang 376 đến trang 418), còn tiết Lý Bạch chỉ có khoảng 34 trang (tr.306-340), tiết Đỗ Phủ cũng khoảng 34 trang (tr.342-376)? Chắc không phải vậy. Sự khác biệt đến những 9 trang là do cụ chép trọn “hai bài thơ nổi danh: Tì bà hành và Trường hận ca” của Bạch Cư Dị: 2 bài đó chiếm đến 12 trang! Vả lại, trong tiết Lý Bạch, cụ bảo:

“Chúng tôi đã trích trên 20 bài của ông mà còn muốn trích thêm. Còn những bài Hoàng giang từ 黃江詞, Tống hữu nhân nhập Thục 送友人入蜀, Oán tình 怨情… và hàng chục bài nữa đều đáng đọc, đáng thuộc cả. Nhưng Thịnh Đường còn biết bao thi hào khác, chúng tôi đành phải tạm biệt ông vậy”.

Sau bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc, đến bộ Hương sắc trong vườn văn, đối với 3 thi hào đó, ta thấy cụ nhắc đến Lý Bạch nhiều hơn hết, Đỗ Phủ ít hơn, Bạch Cư Dị còn ít hơn nữa. Như vậy thì cụ Nguyễn Hiến Lê đâu có thiên vị Bạch Cư Dị!

Một câu hỏi khác được đặt ra là: có phải vì mọi người đều đặt Lý Bạch lên trên Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị nên trong Hương sắc trong vườn văn cụ đã trích dẫn thơ của Lý Bạch nhiều hơn, và trong Đại cương văn học sử Trung Quốc, sau khi đã trích trên 20 bài mà cụ vẫn “còn muốn trích thêm”? Chắc không phải vậy. Trong thư gởi cụ Quách Tấn, đoạn góp ý tập thơ Móc đọng tàu cau của cụ Quách Tấn, cụ Nguyễn Hiến Lê viết:
“Anh đã biết tôi rồi: tôi đọc ít thơ luật lắm, không làm thơ cũng chẳng nhớ luật thơ, càng không thích những luật chi li, gò bó của thơ; cho nên đọc thơ luật cũng như giống đọc các thể thơ khác, hễ bình di, chân thành, cảm xúc được là tôi quí.

(…)

Như tôi có lần thưa, những bài tôi thích nhất là những bài giản dị, tự nhiên mà cảm xúc mạnh. Như bài…”
Thư đó đề ngày 14.2.1984, trước ngày cụ Nguyễn Hiến Lê mất chỉ hơn 10 tháng.

Có lẽ vì thơ của Lý Bạch có nhiều bài bình dị, chân thành, gây cảm xúc mạnh hơn, mà cũng có lẽ là vì lý do này nữa: thơ của Lý Bạch nhiều vẻ hơn, nhiều thể hơn thơ của Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị nên khi viết bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc (xuất bản lần đầu năm 1955) thì cụ, mặc dù đã đã trích trên 20 bài của Lý Bạch rồi, mà “còn muốn trích thêm”, và khi viết bộ Hương sắc trong vườn văn (xuất bản lần đầu năm 1962) thì cụ đã trích dẫn thơ của Lý Bạch nhiều hơn hẳn so với thơ của Đỗ Phủ và của Bạch Cư Dị.

Các bạn nghĩ sao?
Goldfish
Cuối tháng 5/2012
Code:
http://www.mediafire.com/?2n29h78l2g6mkc5

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất