Note: Chào mừng bạn đến với Thư Viện Mở. Hãy Đăng ký thành viên hoặc Đăng nhập để có thể tham gia cùng Thư Viện Mở nhé !

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1vỡ đê vũ trọng phụng Empty vỡ đê vũ trọng phụng Thu Oct 13, 2011 12:28 pm

doansinhak44
doansinhak44
  • Thành Viên Vip

Vũ Trọng Phụng (20 tháng 10 năm 1912 - 13 tháng 10 năm 1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam.
Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs). Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì là "tác phẩm suy đồi" cho đến tận cuối những năm 1980.
Tiểu sử
Vũ Trọng Phụng quê ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi. Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ, đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.
Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu gây được sự quan tâm của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng.
Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông.
Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy mà ông mắc phải bệnh lao phổi. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này".
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi.
Tác phẩm
Kịch
1. Không một tiếng vang (1931)
2. Tài tử (1934)
3. Chín đầu một lúc (1934)
4. Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
5. Hội nghị đùa nhả (1938)
6. Phân bua (1939)
7. Tết cụ Cố (Di cảo - đăng sau khi tác giả qua đời, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 295, ngày 3 tháng 2 năm 1940)
Dịch thuật
* Giết mẹ (1936) - nguyên bản Lucrèce Borgia của Victor Hugo
Phóng sự
1. Đời cạo giấy (1932)
2. Cạm bẫy người (1933)
3. Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
4. Hải Phòng 1934 (1934)
5. Dân biểu và dân biểu (1936)
6. Cơm thầy cơm cô (1936)
7. Vẽ nhọ bôi hề (1936)
8. Lục sì (1937)
9. Một huyện ăn Tết (1938)
Tiểu thuyết
1. Dứt tình (1934)
2. Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
3. Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai
4. Số đỏ (1936) - Hà Nội báo
5. Làm đĩ (1936) - Tạp chí Sông Hương
6. Lấy nhau vì tình (1937)
7. Trúng số độc đắc (1938)
8. Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí - bộ mới)
9. Người tù được tha (Di cảo)
Truyện ngắn
1. Chống nạng lên đường (1930)
2. Một cái chết (1931)
3. Bà lão lòa (1931)
4. Con người điêu trá (1932)
5. Quyền làm bố (1933)
6. Cuộc vui ít có (1933)
7. Hai hộp xì gà (1933)
8. Cái hàng rào (1934)
9. Tình là dây oan (1934)
10. Duyên không đi lại (1934)
11. Thầy lang bất hủ (1934)
12. Ông đừng lầm (1934)
13. Sao mày không vỡ, nắp ơi? (1934)
14. Sư cụ triết lý (1935)
15. Rửa hờn (1935)
16. Bộ răng vàng (1936)
17. Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936)
18. Mơ ngày Tết (1936)
19. Tết ăn mày (1936)
20. Lỡ lời (1936)
21. Người có quyền (1937)
22. Cái ghen đàn ông (1937)
23. Lòng tự ái (1937)
24. Đi săn khỉ (1937)
25. Máu mê (1937)
26. Tự do (1937)
27. Lấy vợ xấu (1937)
28. Một con chó hay chim chuột (1937)
29. Một đồng bạc (1939)
30. Đời là một cuộc chiến đấu (1939)
31. Bắt vích (1939)
32. Ăn mừng (1939)
33. Gương tống tiền (không rõ năm viết)
34. Đoạn tuyệt (không rõ năm viết)
35. Từ lý thuyết đến thực hành (không rõ năm viết)
Nguồn: Wikipedia

Link dow bằng IDM
Tập 1: megaupload.com K1H3IP3P
Tập 2: megaupload.com KQJJ5E4N
Tập 3: megaupload.com VHQUTZKZ
Tập 4: megaupload.com RM2Y6R73
Tập 5: megaupload.com ZLL6BEGQ
Tập 6: megaupload.com XIABR1U6
Tập 7: megaupload.com FH16AFDP
Tập 8: megaupload.com G8N9ZJS0
Tập 9: megaupload.com XD4M0F7O
Tập 10: megaupload.com VBRIXHK1
Tập 11: megaupload.com 6UDEMITV
Tập 12: megaupload.com FMY79Y54
Tập 13: megaupload.com ZSIGA03N
Tập 14: megaupload.com VU4PHRCB
Tập 15: megaupload.com 2AWWNQVV
Tập 16: megaupload.com ATJMMQ2M
Tập 17: megaupload.com P7WD6TGT
Tập 18: megaupload.com 11Y4P2T2
Tập 19: megaupload.com HUMIZ7W4
Tập 20: megaupload.com 11T9JDAB
Tập 21: megaupload.com TCF6ZC2X
Tập 22: megaupload.com O3LBLX20
Tập 23: megaupload.com O3LBLX20
Tập 24: megaupload.com KCZ2CDEZ

Hết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất