Note: Chào mừng bạn đến với Thư Viện Mở. Hãy Đăng ký thành viên hoặc Đăng nhập để có thể tham gia cùng Thư Viện Mở nhé !

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


tuanhieuphung
  • Thành Viên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012 
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối: C 
 (Đáp án - Thang điểm có 04 trang) 
Câu Ý Nội dung Điểm 
1 Ở phần nói về thượng nguồn, sông Hương được ví với hình ảnh hai người phụ
nữ nào? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy? 
2,0 
1. Hình ảnh hai người phụ nữ (0,5 điểm) 
- Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. 
- Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. 
0,5 
2. Ý nghĩa của những hình ảnh ấy (1,5 điểm) 
- Về nội dung: 
 + Hình ảnh cô gái Di-gan thể hiện vẻ đẹp vừa huyền bí, dữ dội vừa tự do, trong 
sáng của sông Hương giữa lòng Trường Sơn - một vẻ đẹp còn đầy tính bản năng. 
 + Hình ảnh người mẹ phù sa tô đậm vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ của sông Hương khi 
ra khỏi rừng - một vẻ đẹp của sự trưởng thành mang cốt cách văn hoá. 
- Về nghệ thuật: 
 Hình ảnh ví von đặc sắc khiến sông Hương hiện ra như một sinh thể có hồn cốt và
làm nổi bật được những nét đối cực trong tính cách của sông Hương; gia tăng chất 
trữ tình, chất thơ cho lời văn tùy bút. 
0,5 
0,5 
0,5 
2 Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người 
chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu 
3,0 
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm
đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù 
hợp với những giá trị xã hội; thành tích là những kết quả được đánh giá tốt; thành 
tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, đạt được sau một quá trình bền bỉ phấn đấu. 
- Về nội dung, ý kiến này chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử trong công 
việc giữa loại người cơ hội và người chân chính.
0,5 
2. Bàn luận về ý kiến (2,0 điểm) 
- Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích (1,0 điểm)
+ Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc, kẻ cơ hội không cầu “kết 
quả tốt” mà chỉ cầu “được đánh giá tốt”. Kẻ càng vụ lợi thì càng nôn nóng có được 
thành tích.Bởi thế, loại người này thường chỉ tạo ra thành tích giả. 
+ Về thực chất, cách hành xử ấy là lối sống giả dối, là thói ăn gian làm dối khiến cho 
thật giả bất phân, làm băng hoại các giá trị trong xã hội; đó chính là sự suy đồi về
đạo đức; lối sống cơ hội này đã khiến bệnh thành tích lan tràn như hiện nay. 
0,5 
0,5 
1Câu Ý Nội dung Điểm 
- Người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu (1,0 điểm) 
+ Coi trọng chất lượng thật, kết quả thật là đức tính của người chân chính. Bởi thế
họ thường kiên nhẫn trong mọi công việc để làm nên những kết quả thực sự, những 
thành quả có ý nghĩa lớn. Đối với họ, chỉ có những thành quả thực mới tạo nên giá 
trị thực của con người, dù có khi phải trả giá đắt. 
+ Về thực chất, cách hành xử ấy thuộc về lối sống chân thực, trung thực, biểu hiện 
của những phẩm chất cao quý; giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị đích 
thực cho mình và cộng đồng, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên. 
0,5 
0,5 
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Cần nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách: một loại người 
tiêu cực thấp hèn cần phê phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng. 
- Cần noi theo lối sống của những người chân chính, luôn coi trọng những kết quả
thật và kiên nhẫn phấn đấu để lập nên những thành tựu; đồng thời lên án lối sống cơ
hội, nôn nóng chạy theo thành tích giả. 
 0,5 
 3.a Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng
xà nu của Nguyễn Trung Thành 5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Trung Thành là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, 
trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. 
- Rừng xà nu được viết năm 1965, là một thiên truyện kết tinh những vẻ đẹp cơ bản 
của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn xuôi kháng chiến. 
0,5 
2. Vẻ đẹp sử thi của nhân vật văn học (0,5 điểm) 
- Nhân vật sử thi là mẫu nhân vật anh hùng mang lí tưởng của thời đại, số phận gắn 
với những sự kiện lớn của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của 
cộng đồng và lập nên những chiến công hiển hách. 
- Nhân vật sử thi thường được khắc họa trong những bối cảnh không gian kì vĩ, cách
trần thuật trang trọng, giọng điệu thiết tha hùng tráng. 
 0,5 
3. Vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú (4,0 điểm) 
a. Nội dung hình tượng (3,0 điểm)
- Nhân vật có số phận gắn bó với những biến cố lớn của làng Xô Man (1,5 điểm)
+ Khi còn nhỏ, Tnú là đứa trẻ mồ côi được buôn làng cưu mang đùm bọc và trở
thành người con ưu tú của làng Xô Man. 
+ Khi kẻ thù giày xéo quê hương, Tnú phải chịu nhiều đau thương mất mát, tiêu biểu 
cho nỗi đau thương mất mát lớn của dân tộc. 
+ Khi được giác ngộ cách mạng và vùng lên quật khởi, quá trình trưởng thành của Tnú 
cũng rất điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên. 
0,5 
0,5 
0,5 
- Nhân vật mang tầm vóc của người anh hùng (1,5 điểm)
+ Tnú có niềm tin trong sáng và sắt đá vào chân lí của cách mạng. 
+ Tnú có một tình yêu lớn lao, sâu sắc với gia đình, quê hương xứ sở và một lòng 
căm thù giặc mãnh liệt. 
+ Tnú có một khí phách phi thường, một tinh thần chiến đấu quả cảm vô song. 
 0,5 
0,5 
0,5 
2Câu Ý Nội dung Điểm 
b. Nghệ thuật khắc họa hình tượng (1,0 điểm)
- Không khí truyện được dựng như các cuộc kể khan truyền thống của các già làng 
thuở trước; lối viết truyện ngắn hiện đại pha trộn nhiều yếu tố sử thi dân gian khiến 
một nhân vật của thời đại chống Mĩ, lại phảng phất hình bóng những anh hùng sử thi 
cổ đại. 
- Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp giữa tả thực và biểu tượng: nhân vật Tnú gắn 
liền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây Nguyên đó là cây xà nu;
hình ảnh đôi bàn tay Tnú được miêu tả như một biểu tượng độc đáo cho cuộc đời và 
số phận của nhân vật; giọng điệu trang trọng, hào hùng; ngôn ngữ đầy chất tạo hình 
và chất thơ.
0,5 
0,5 
 3.b Cảm nhận về hai đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ và Tương tư 5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) 
- Hàn Mặc Tử được xem là hiện tượng lạ nhất của phong trào Thơ mới với sức sáng 
tạo mãnh liệt và đa dạng; Đây thôn Vĩ Dạ in trong tập Đau thương, là thi phẩm xuất 
sắc của thơ Việt Nam hiện đại. 
- Nguyễn Bính là nhà thơ “chân quê” của phong trào Thơ mới với phong vị dân gian 
đậm đà; Tương tư in trong tập Lỡ bước sang ngang, là một bài thơ tiêu biểu cho 
phong cách thơ độc đáo của ông. 
0,5 
2. Về đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ (2,0 điểm)
a. Về nội dung (1,0 điểm) 
- Cảnh vườn thôn Vĩ buổi ban mai toát lên vẻ đẹp tinh khôi, thanh tân với hình ảnh 
nắng hàng cau nắng mới lên, với sắc xanh mướt như ngọc của cây lá, với đường nét 
duyên dáng thanh nhã của lá trúc che ngang. Con người mang vẻ đẹp chân thực,
phúc hậu với khuôn mặt chữ điền thấp thoáng sau hàng lá trúc; cảnh và người hoà 
hợp làm nên một bức tranh bình dị mà cao sang, thơ mộng. 
- Nhân vật trữ tình hiện lên qua nỗi hoài niệm chốn cũ cảnh xưa; tình yêu dành cho 
thôn Vĩ có sự chan hòa giữa tình lứa đôi và tình yêu sự sống, vừa thiết tha vừa phảng 
phất u hoài. 
b. Về nghệ thuật (1,0 điểm)
- Câu hỏi tu từ đa sắc thái: vừa hỏi han, mời mọc vừa nhắc nhớ, hờn trách; giọng thơ
giàu sắc điệu: vừa xốn xang vừa băn khoăn. 
- Hình ảnh giàu tính tạo hình, chất họa quyện với chất nhạc, tả thực kết hợp với cách 
điệu; từ ngữ tinh tế độc đáo gây ấn tượng mạnh. 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
3. Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0 điểm) 
a. Về nội dung (1,0 điểm) 
- Tâm trạng tương tư của cái tôi trữ tình mang những sắc thái cụ thể: vừa nhớ mong 
vừa khao khát, vừa ướm hỏi vừa “vơ vào”. Không gian thơ là làng cảnh quen thuộc 
của xứ Bắc với những hàng cau, giàn giầu, thôn Đoài, thôn Đông. Cả tình lẫn cảnh 
đều thể hiện niềm khao khát hôn nhân nồng nàn mà ý vị. 
- Sắc điệu tình cảm của cái tôi Thơ mới thấm đượm nỗi lòng của một chàng trai quê 
khiến mối tương tư mang đậm vẻ đẹp chân quê. 
0,5 
0,5 
3Câu Ý Nội dung Điểm 
b. Về nghệ thuật (1,0 điểm)
- Thể thơ lục bát kiểu ca dao; giọng điệu “quê”, lối nói “quê” đậm đà; lời thơ đăng 
đối trùng điệp uyển chuyển. 
- Tâm trạng bộc bạch theo lối mượn cảnh tỏ tình; hình ảnh thơ có nhiều cặp đôi hữu 
tình ẩn chứa niềm khao khát nhân duyên: Nhà em - nhà anh, giàn giầu - hàng cau, 
thôn Đoài - thôn Đông, khiến cho duyên quê quyện chặt với cảnh quê.
0,5 
0,5 
4. Về sự tương đồng và khác biệt (0,5 điểm) 
- Tương đồng: Tâm trạng thơ đều là những nỗi niềm của tình yêu đơn phương, chất 
chứa nhiều khao khát và phấp phỏng, khá tiêu biểu cho cái tôi Thơ mới. Bút pháp
lãng mạn trữ tình có sự hòa điệu giữa tả thực với tượng trưng, cách điệu; không 
gian thơ đều là khung cảnh quen thuộc của làng quê đất Việt. 
- Khác biệt: Ở Đây thôn Vĩ Dạ, tình lứa đôi ẩn sau tình xứ sở; hình ảnh nghiêng về tả
thực kiểu lãng mạn; ngôn ngữ trực tả đậm cảm xúc cá thể...Ở Tương tư, tình cảm lứa 
đôi tựa vào tình cảm thôn làng; hình ảnh thơ nghiêng về tính cách điệu dân gian; 
ngôn ngữ chân quê thân thuộc... 
0,5 
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về
kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa 
vào bản hướng dẫn chấm kèm theo. 
- Hết - 
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
(Đáp án – Thang điểm có 03 trang)
Câu Đáp án Điểm
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
1
(2,0 điểm)
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động như 
thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
- Từ năm 1919 đến năm 1929, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác 
thuộc địa lần thứ hai. Điểm nổi bật là tư bản Pháp đẩy mạnh đầu tư vốn 
sang thuộc địa, nhiều nhất là đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu là cao su.
0,50
- Công nghiệp được mở rộng quy mô, khai thác mỏ được coi trọng, đặc biệt 
là mỏ than. Thương mại, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng đều có 
bước phát triển.
0,50
- Thực dân Pháp còn thi hành các biện pháp tăng thuế, do vậy ngân sách 
Đông Dương tăng lên. Nhìn chung kinh tế Việt Nam có bước phát triển 
mới do có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.
0,50
- Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến kinh tế chỉ
diễn ra có tính chất cục bộ, tình trạng lạc hậu vẫn là phổ biến. Kinh tế Việt 
Nam bị cột chặt vào kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
0,50
2
(2,0 điểm)
Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đã trải qua những thời kì nào? 
Khái quát nội dung chính của thời kì lịch sử diễn ra sự kiện quân và dân ta 
đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp. 
Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đã trải qua 5 thời kì:
1919 - 1930; 1930 - 1945; 1945 - 1954; 1954 - 1975; 1975 - 2000.
0,50
- Thời kì 1945 - 1954 (từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đến 
ngày 21 - 7 - 1954), là thời kì diễn ra sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ
năm 1954, đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của Pháp.
0,25
- Sau Cách mạng tháng Tám, tình hình đất nước gặp muôn vàn khó 
khăn. Nhân dân ta vừa xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết 
các khó khăn, vừa phải đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản và từ cuối 
năm 1946 chống thực dân Pháp mở rộng xâm lược.
0,50
- Kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cuộc kháng 
chiến chống Pháp (1945 - 1954), trong đó, nhiệm vụ kháng chiến được 
đánh dấu bằng những chiến thắng tiêu biểu như Việt Bắc 1947, Biên 
giới 1950, Đông - Xuân 1953 - 1954, Điện Biên Phủ và Hiệp định 
Giơnevơ 1954.
0,752
Câu Đáp án Điểm
3
(3,0 điểm)
Cuối tháng 3 - 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã có quyết định gì để
hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Quyết định đó được đề
ra dựa trên những cơ sở nào? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí 
Minh (4 - 1975).
Quyết định của Bộ Chính trị
- Sau thắng lợi của hai chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính 
trị quyết định: “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật 
chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5 - 1975)”. Chiến dịch 
giải phóng Sài Gòn - Gia Định được quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí 
Minh”.
0,50
Cơ sở đề ra quyết định đó
- Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Bộ Chính trị nhấn mạnh “nếu thời 
cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam 
trong năm 1975”. Sau chiến dịch Tây Nguyên, cuộc kháng chiến của ta 
đã chuyển sang giai đoạn mới: Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên 
sang Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
0,50
- Nắm bắt thời cơ chiến lược đến nhanh, Bộ Chính trị có quyết định 
kịp thời kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam... Sau chiến 
dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị nhận định: “Thời cơ chiến lược đã 
đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”.
0,50
Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh
- Ngày 26 - 4, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh 
quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm 
Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
0,50
- Ngày 30 - 4, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. 
Dương Văn Minh - Tổng thống chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng 
không điều kiện.
0,50
- 11 giờ 30 phút ngày 30 - 4, chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, tạo điều 
kiện để quân dân các tỉnh còn lại tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn 
toàn miền Nam.
0,50
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
4.a
(3,0 điểm)
Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh. 
Từ năm 1947 đến năm 1952
- Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ bằng việc kí hai hiệp 
ước: Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước an ninh Mĩ -
Nhật (tháng 9 - 1951).
0,50
- Theo các hiệp ước đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo 
hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự
trên lãnh thổ Nhật Bản.
0,503
Câu Đáp án Điểm
Từ năm 1952 đến năm 1973
- Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ. Hiệp ước an ninh Mĩ -
Nhật được kéo dài vĩnh viễn. 
0,50
- Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên 
Xô và tham gia Liên hợp quốc.
0,50
Từ năm 1973 đến năm 1989
- Với tiềm lực kinh tế tài chính ngày càng lớn mạnh, Nhật Bản bắt đầu 
đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện qua học thuyết Phucưđa
(1977).
0,50
- Nội dung chủ yếu của học thuyết đó là tăng cường quan hệ kinh tế, 
chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức
ASEAN. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam tháng 9 -
1973.
0,50
4.b
(3,0 điểm)
Từ năm 1950 đến năm 2000, vị thế ngày càng nâng cao trên trường quốc tế
của Ấn Độ được thể hiện như thế nào trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - kĩ 
thuật và chính sách đối ngoại ? 
Trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - kĩ thuật:
- Nông nghiệp: Nhờ thành tựu của cuộc “cách mạng xanh” trong nông 
nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc lương 
thực cho gần 1 tỉ người và có xuất khẩu.
0,50
- Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp tăng, đặc biệt là công nghiệp 
nặng. Cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng hiện đại.
0,50
- Công nghệ: Trong ba thập niên cuối thế kỉ XX, Ấn Độ đầu tư nhiều 
vào lĩnh vực công nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin và viễn 
thông, cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần 
mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ...
0,50
- Khoa học - kĩ thuật: Từ những năm 90, Ấn Độ thực hiện “cách mạng 
chất xám”, trở thành một trong những quốc gia sản xuất phần mềm lớn 
nhất thế giới. Các lĩnh vực khoa học - kĩ thuật khác cũng có những bước 
tiến nhanh chóng.
0,50
Về chính sách đối ngoại:
- Ấn Độ thi hành chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ các 
cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Ấn Độ là một trong 
những nước sáng lập Phong trào không liên kết. Ấn Độ thiết lập quan 
hệ ngoại giao với nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
0,50
Tóm lại, từ năm 1950, Ấn Độ đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn, đạt 
được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - kĩ thuật, 
đối ngoại, đã từng bước nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. 
0,50
--------Hết--------
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012 
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C 
(Đáp án - thang điểm có 04 trang) 
Câu Ý Nội dung Điểm
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Trình bày hoạt động và hậu quả của bão ở nước ta. Cho biết nguyên 
nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và vào 
tháng IX cho miền Trung. 
1,00
a) Hoạt động và hậu quả của bão 0,75
- Trên cả nước: Mùa bão kéo dài từ tháng VI đến tháng XI (chủ yếu tập 
trung vào các tháng VIII, IX, X) và chậm dần từ Bắc vào Nam.
0,25 
- Mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta. 0,25 
- Hậu quả: Mưa to, gió lớn dẫn đến lũ lụt, nước dâng..., gây ra những 
tác hại to lớn cho sản xuất và đời sống.
0,25 

b) Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, 
Bắc và vào tháng IX cho miền Trung: Chủ yếu do hoạt động của gió 
mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới. 
0,25
Dân số Việt Nam có những đặc điểm gì? Tại sao dân số đông cũng là một 
thế mạnh để phát triển kinh tế của nước ta?
1,00
a) Đặc điểm của dân số nước ta 0,75 
- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc: Hơn 84 triệu người (năm 2006),
có 54 thành phần dân tộc. 
0,25 
- Tăng còn nhanh: Tăng nhanh từ nửa cuối thế kỉ XX, sau đó tốc độ
giảm, nhưng số người tăng thêm hàng năm vẫn lên tới 1 triệu. 
0,25 
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang có sự biến đổi. 0,25

(2,0 đ) 

b) Giải thích: Dân số đông vừa là nguồn lao động dồi dào, vừa là thị
trường tiêu thụ rộng lớn.
0,25
Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta rất đa dạng. 1,50
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên 0,75
- Địa hình (2 di sản thiên nhiên thế giới, 125 bãi biển, 200 hang động). 0,25
- Khí hậu (đa dạng, phân hóa); nước (sông, hồ, nước nóng và nước 
khoáng). 
0,25 
- Sinh vật (hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thủy hải sản). 0,25
b) Tài nguyên du lịch nhân văn 0,75
- Di tích (4 vạn, trong đó có hơn 2,6 nghìn được xếp hạng; các di sản 
văn hóa thế giới...). 
0,25 
- Lễ hội (quanh năm, tập trung vào mùa xuân). 0,25 
II 
(3,0 đ) 

- Các loại tài nguyên du lịch nhân văn khác (làng nghề, văn nghệ dân 
gian, ẩm thực...). 
0,25 
1Phân tích các thế mạnh về kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng. Tại 
sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở vùng này?
1,50
a) Phân tích các thế mạnh về kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng 1,00
- Dân cư - lao động: Lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ. 0,25
- Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông, điện, nước có chất lượng vào loại 
hàng đầu của cả nước. 
0,25 
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng được 
hoàn thiện.
0,25 
- Thế mạnh khác: Thị trường tiêu thụ lớn; lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời... 0,25
b) Giải thích 0,50 
- Quy mô dân số lớn dẫn đến nguồn lao động rất đông đảo. 0,25

- Trong khi đó, nền kinh tế của vùng chưa thật phát triển, nên không thể
tạo thêm nhiều việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm. 
0,25 
Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá 
trị sản xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2010. 
1,50 
Yêu cầu: 
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường).
- Vẽ chính xác theo số liệu đã cho. 
- Đúng khoảng cách năm; có chú giải và tên biểu đồ. 
III 
(3,0 đ)

BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN 
CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 
22 Nhận xét và giải thích 1,50 
a) Nhận xét 0,75
- Sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản qua các năm đều tăng (dẫn chứng). 0,25
- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác. 0,25
- Năm 2005, sản lượng khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng. Nhưng 
từ năm 2007, sản lượng nuôi trồng đã vượt lên trên sản lượng khai thác. 
0,25 
b) Giải thích 0,75
- Nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản là 
do nước ta mở rộng được thị trường (quốc tế, trong nước). Ngoài ra, do 
một vài nguyên nhân khác về tự nhiên, kinh tế - xã hội. 
0,25 
- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ
động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường. 
0,25 
- Từ 2007, sản lượng nuôi trồng vượt sản lượng khai thác do có tốc độ
tăng nhanh hơn, trong khi đó khai thác gặp một số khó khăn về phương 
tiện, nguồn lợi hải sản ven bờ suy giảm... 
0,25 
PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Chứng minh rằng vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và 
nguồn lợi sinh vật biển. Các huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Vân Đồn,
Cồn Cỏ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào? 
2,00 
a) Chứng minh rằng vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và
nguồn lợi sinh vật biển 
1,50
- Tài nguyên khoáng sản
+ Nguồn muối vô tận. 0,25
+ Nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp (ôxit titan, cát trắng). 0,25
+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa). 0,25
- Nguồn lợi sinh vật biển
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài. 0,25 
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản 
(đồi mồi, vích, hải sâm...). 
0,25 
+ Nhiều tổ yến (đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ). 0,25
b) Các huyện đảo thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 
Huyện đảo Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 
Trường Sa Tỉnh Khánh Hòa 
Hoàng Sa Thành phố Đà Nẵng 
Vân Đồn Tỉnh Quảng Ninh 
Cồn Cỏ Tỉnh Quảng Trị
0,50 
IV.a 
(2,0 đ)
* Nêu đúng 2 huyện đảo trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương: 0,25 điểm. Nêu đúng 3 hoặc 4 huyện đảo trực thuộc tỉnh, thành 
phố trực thuộc Trung ương: 0,50 điểm.
3Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Phân tích khả năng về mặt tự nhiên để sản xuất lương thực ở Đồng bằng
sông Cửu Long. Nêu các biểu hiện chứng tỏ ở vùng này vẫn chưa khai 
thác hết tiềm năng cho việc sản xuất lương thực. 
2,00 
a) Khả năng về tự nhiên 1,50
- Đất:
+ Diện tích rộng: khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất 
tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
0,25 
+ Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ. 0,25
+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu. 0,25
- Khí hậu: Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm. 0,25
- Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt). 0,25
- Khó khăn: Thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. 0,25
b) Biểu hiện chứng tỏ ở vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng để
sản xuất lương thực
0,50
- Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ. 0,25
IV.b 
(2,0 đ) 
- Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu 
tư lớn. 
0,25 
ĐIỂM TOÀN BÀI THI :I + II + III + IV.a (hoặc IV.b) = 10,00 điểm
--------- Hết --------- 
4

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất